Eloxatin là tên thương mại của thuốc Oxaliplatin, là một loại thuốc hóa trị chống ung thư. Những công dụng khác và liều lượng sử dụng an toàn, hiệu quả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Lọ thuốc Eloxatin được đưa vào theo đường tiêm để điều trị ung thư
Eloxatin được sử dụng để điều trị những bệnh gì?
Thuốc Eloxatin được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng hoặc trực tràng di căn, nó thường được dùng kết hợp với các thuốc chống ung thư khác (fluorouracil và leucovorin).
Nó được đưa ra bằng cách truyền vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch, IV); không có dạng thuốc Eloxatin. Chỉ nên để cho bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm thực hiện. Nếu tự ý thực hiện phải chắc chắn rằng bạn biết cách pha chế, vứt bỏ ống tiêm và những dụng cụ liên quan sau khi dùng xong.
Nếu vô tình quên liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu phát hiện quá muộn, khi cận kề với liều tiếp theo, có thể bỏ qua liều đó, chỉ sử dụng liều kế tiếp như lịch từ trước, tuyệt đối không được gấp đôi liều.
Nếu uống quá một liều và gặp các phản ứng nguy hiểm, có thể gọi tới trung tâm cấp cứu theo số 115 hoặc nhờ người thân chuyển đến bệnh viện gần nhà nhất để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ thăm khám kịp thời.
Liều lượng thuốc Eloxatin bạn sẽ nhận được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chiều cao và cân nặng, sức khỏe nói chung chung hoặc các vấn đề sức khỏe khác hay loại ung thư bạn mắc phải. Bác sĩ sẽ khám và xác định liệu trình cụ thể cho từng người.
Tác dụng phụ của thuốc Eloxatin có thể gặp phải
Tác dụng phụ của thuốc Eloxatin liên quan đến truyền dịch:
- Cảm giác khó nuốt, khó thở, co thắt hàm, lưỡi tê và gây áp lực ở ngực.Tuy nhiên đó là triệu chứng hiếm gặp, thường chỉ dưới 5%. Nó thường bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi truyền Eloxatin và thường xảy ra khi tiếp xúc với lạnh. Vì vậy các chuyên gia Y tế của Trường Cao đẳng Y Hà Nội khuyến cáo người dùng tiếp xúc với lạnh để ngăn ngừa phản ứng có hại này.
- Các tác dụng phụ sau đây phổ biến hơn (xảy ra ở khoảng 30% người dùng)
- Tê và ngứa ran (bệnh thần kinh ngoại biên);
- Chuột rút ở bàn tay hoặc bàn chân, giống như bị cảm lạnh;
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Loét miệng
- Các tế bào bạch cầu và hồng cầu và tiểu cầu của bạn có thể tạm thời bị giảm, nghĩa là nguy cơ bị nhiễm trùng, thiếu máu hoặc chảy máu cao.
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Táo bón
- Sốt
- Đau toàn thân
- Đau đầu
- Ho nhiều
- Các chỉ số xét nghiệm chức năng gan giảm
- Phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mề đay, sưng môi hoặc lưỡi.
Danh sách này bao gồm các tác dụng phụ phổ biến và ít phổ biến đối với những người dùng Eloxatin. Tác dụng phụ rất hiếm gặp, xảy ra ở dưới 5% bệnh nhân, không được liệt kê ở đây. Tuy nhiên, bạn phải luôn thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ nếu không may gặp những triệu chứng bất thường.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Hộp bên ngoài của thuốc Eloxatin
Xem thêm ưu điểm khi dùng những loại thuốc ung thư khác: Dacarbazine, Cisplatin, Canpaxel
Một số lưu ý trước khi sử dụng Eloxatin
Những trường hợp không nên dùng
Chống chỉ định sử dụng thuốc Eloxatin cho một số bệnh nhân nhất định.
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng Eloxatin, hãy nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng (bao gồm cả thuốc không kê đơn, vitamin hoặc thuốc thảo dược). Không dùng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin trừ khi bác sĩ cho phép.
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có thể mang thai trước khi bắt đầu tiêm thuốc. Khi dùng thuốc nhớ thực hiện những biện pháp tránh thai an toàn để đảm bảo không thụ thai trong lúc này.
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc này, có cơ địa dễ nhạy cảm với thuốc khác nên thận trọng khi dùng.
- Thuốc có thể gây buồn ngủ nên những người làm nghề lái xe cần tập trung cao không nên sử dụng vì tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Một số lưu ý khác
- Ngoài thuốc, có một số thực phẩm có thể tương tác với thuốc này, làm giảm khả năng hấp thu hoặc làm gia tăng những tác dụng ngoại ý. Vì vậy, người dùng cần tuân theo chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ thiết kế để phát huy hiệu quả tối ưu.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, ánh sáng, tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
- Khi không có nhu cầu dùng nữa không được vứt bừa bãi mà cần thu gom để xử lý đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người.
- Trong khi điều trị bệnh cần tránh nơi có nhiệt độ lạnh
- Che da, miệng và mũi cẩn thận nếu bạn phải đi ra ngoài
- Không sử dụng uống đồ uống lạnh hoặc dùng đá viên trong đồ uống.
- Không đặt đá hoặc túi nước đá trên cơ thể của bạn.
- Không thở sâu khi tiếp xúc với không khí lạnh.
- Mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh
- Không lấy đồ từ tủ đông hoặc tủ lạnh mà không đeo găng tay.
- Uống nước ấm hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Luôn luôn uống qua ống hút.
- Không sử dụng đá bào nếu bạn bị buồn nôn hoặc đau miệng
- Đeo găng tay để chạm vào đồ vật lạnh bao gồm cửa nhà
- Không mở điều hòa lạnh trong nhà hay trên xe
- Uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày tùy người
Tất cả những gì vừa đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người không nên sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép. Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ tới đội ngũ y sĩ ở Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/