Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dược sĩ tư vấn cách sử dụng Dantrolene


Thuốc Dantrolene được dùng để chữa triệu chứng căng cơ và co thắt như chuột rút do thần kinh bị rối loạn, như tổn thương não, đột quỵ, đa xơ cứng.

>>>  Deferoxamine - thuốc điều trị ngộ độc sắt

>>> Dehydroemetin - thuốc điều trị các bệnh về đường ruột

>>> Thuốc Desmopressin - kiểm soát nước tiểu, ngăn ngừa chứng đái dầm

Dantrolene

Với dạng viên nén Dantrolene, nên dùng theo đường uống

Cơ chế hoạt động của thuốc Dantrolene là làm giãn cơ bắp, giúp giảm cứng và đau cơ, từ đó tăng khả năng vận động, cho phép cơ thể di chuyển nhiều hơn. Thuốc Dantrolene  cũng có thể được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhằm ngăn ngừa các trường hợp bị sốt cao do gây mê khi phẫu thuật.

Thuốc còn được dùng để điều trị chứng bệnh  hiếm gặp liên quan đến sốt, tim đập nhanh do thuốc an thần gây ra hội chứng ác tính. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị các chứng bệnh khác đã được nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng nhưng chưa được liệt kê trên nhãn hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê liều lượng phù hợp.

Cách sử dụng Dantrolene

Bệnh nhân phải dùng Dantrolene theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bị bệnh lâu năm có thể tăng liều từ từ rồi xác định liều lượng thích hợp, khuyến cáo không dùng quá 400mg/ ngày.

Ngoài đường uống, có thể đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Mọi người nhớ uống vào một thời điểm trong ngày, có thể đặt báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở về việc dùng thuốc. Bạn cũng nên dùng tiếp ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn vì triệu chứng sẽ quay lại nhanh chóng nếu bạn đột ngột dừng.

Nếu quên uống 1 liều có thể không ảnh nhiều nên hãy bỏ qua liều đó, chỉ dùng đúng như lịch trình từ trước. Ngược lại, quá 1 liều dễ khiến cơ thể bị sốc, gây hậu quả nghiêm trọng. Lúc này cần nhờ người thân chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhà để được hỗ trợ thăm khám kịp thời.

Liều lượng như thế nào?

Liều dùng thuốc Dantrolene  sẽ được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính, mức độ đáp ứng,...Không có một liều nào dùng chung cho tất cả mọi người, vì vậy những thông tin sau đây chỉ để tham khảo.

  • Liều dùng cho người lớn thông thường để điều trị bệnh sốt cao ác tính: tiêm tĩnh mạch 2,5 mg/kg, khoảng 75 phút trước khi gây mê; uống 4-8 mg/kg/ngày chia thành 2- 3 lần, liều cuối cùng nên cách 3 - 4 giờ trước khi phẫu thuật.
  • Liều dùng cho người lớn chữa bệnh co cứng cơ mãn tính: uống 25mg/ ngày trong 7 ngày sau đó uống 50mg/ ngày chia làm 3 lần và cuối cùng là 100mg/3 lần/ ngày.
  • Liều dùng thuốc Dantrolene  cho trẻ em điều trị sốt cao ác tính: tiêm tĩnh mạch 2,5 mg/kg; uống 4-8 mg/kg/ngày  chia thành 3 - 4 liều trước khi gây mê phẫu thuật, liều cuối nên uống cách 4 giờ trước khi phẫu thuật.
  • Đối với trẻ em bị co cứng cơ mãn tính, có thể uống 0,5mg/ lần/ ngày trong 7 ngày rồi dùng 1mg/kg/ ngày trong 7 ngày tiếp theo và cuối cùng dùng 2mg/kg/ ngày chia thành 3 lần.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Dantrolene

Dantrolene dạng dung dịch có tốt hơn không?

Khi dùng thuốc dantrolene có thể gặp những tác dụng phụ nào?

Tương tự như khi dùng các loại thuốc khác, các tác dụng phụ của thuốc Dantrolene có thể gặp phải là:

  • Rơi vào trạng thái buồn ngủ triền miên
  • Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi
  • Lúc nào cũng buồn nôn và nôn mửa nhiều
  • Hay bị tiêu chảy vì sự thay đổi bất thường khi dùng thuốc

Các triệu chứng nhẹ có thể tự giảm sau vài ngày mà không cần điều trị, trường hợp gặp các phản ứng nghiêm trọng cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để được xử lý đúng cách, kịp thời:

  • Táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng
  • Thở nông, thở yếu
  • Da bầm tính, nhợt nhạt, chảy máu
  • Dễ bị nghẹn, khó nuốt thức ăn, nhiều lúc cảm thấy bị đau khi nuốt nước miếng
  • Nước tiểu sẫm màu, phân và nước tiểu có máu
  • Hoa ra nhiều máu
  • Đi tiểu ít hơn, thậm chí không đi
  • Co giật

Một số lưu ý trước khi dùng dantrolene

- Chống chỉ định sử dụng thuốc  với những Dantrolene trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc này hoặc bất kỳ các loại thuốc khác, bệnh nhân có thể xem thông tin về thành phần ở trên bao bì.
  • Người đang dùng các loại thuốc, nhất là diazepam (Valium); thuốc động kinh, estrogen; thống chống dị ứng, thuốc ho, cảm lạnh, thuốc an thần hay các thảo dược và vitamin.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử mắc bệnh gan, tim mạch, thấp khớp hay bệnh phổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng trước khi dùng: Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nói rằng hiện tại chưa có tài liệu nào khẳng định thuốc này không gây hại với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng hơn khi sử dụng, tránh nguy hiểm sức khỏe cho mẹ và bé.

- Thuốc có thể gây buồn ngủ nên không phù hợp với những nhân viên lái xe vì tăng nguy cơ xảy ra tai nạn;

- Không uống rượu khi dùng thuốc vì càng khiến buồn ngủ hơn

- Không tiếp xúc với ánh nắng quá lâu; nên che chắn kỹ càng và sử dụng sản phẩm chống nắng nếu làm việc ngoài trời.

- Báo với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng bệnh gan, bệnh tim, thấp khớp, hoặc bệnh phổi;

- Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng dantrolene, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức;

- Hãy nhớ rằng dantrolene có thể gây buồn ngủ. Đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết dantrolene ảnh hưởng đến bạn như thế nào;

- Nhớ rằng rượu có thể khiến tác dụng gây buồn ngủ của thuốc trở nên trầm trọng hơn;

- Bạn nên tránh tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời, nên mặc quần áo bảo hộ, kính mát, và dùng kem chống nắng. Dantrolene có thể làm làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

- Có những loại thuốc không thể sử dụng đồng thời với nhau. Vì vậy trước khi đi khám cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang hoặc mới dùng trong thời gian gần đây cho bác sĩ để được kê liều phù hợp nhất, bao gồm cả những thực phẩm chức năng cũng cần khai báo, nhất là những loại sau đây:

  • Thuốc giãn cơ (như cyclobenzaprine) vì làm cho các cơ trở nên yếu hơn
  • Các loại thuốc trị bệnh HIV AIDS

Những thông tin về thuốc Dantrolene vừa được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo vì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Để biết thêm chi tiết, có thể liên hệ tới: 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/