28/05/2019 Người đăng : Lường Toán
Cordarone là loại thuốc được chỉ định trong điều trị các rối loạn nhịp tim nặng không đáp ứng được với các điều trị khác. Thuốc Cordarone được bào chế theo dạng viên nén và dung dịch tiêm.
Cordarone thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định trong điều trị các rối loạn nhịp tim mạnh mẽ, đặc biệt thuốc có hiệu quả nhất trong phòng và điều trị rối loạn nhịp thất và trên thất.
Cordarone thuộc nhóm thuốc tim mạch.
Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Amiodaron chlorhydrate - một loại muối phức hợp có tác dụng trong điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện tình trạng nhịp nhanh thất, ngăn ngừa các triệu chứng không ổn định ở tim.
Thuốc Cordarone được bào chế theo dạng viên nén và dung dịch tiêm, với hàm lượng được quy định như sau:
Thuốc Cordarone được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau đây:
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
Liều dùng Cordarone được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
* Liều dùng đối với người lớn:
- Thuốc uống:
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu là 1000mg sau 14 giờ điều trị đầu tiên. 150mg sau 10 phút đầu tiên, tiếp tục 360mg sau 6 giờ kế tiếp. Liều duy trì là 540mg trong 18 giờ còn lại.
*Liều dùng đối với trẻ em:
- Trẻ em dưới 1 tháng tuổi: uống từ 10 – 20 mg/kg mỗi ngày tùy theo trọng lượng, chia làm 2 liều và duy trì trong 7 – 10 ngày. Sau đó liều lượng giảm dần theo chỉ định. Đối với thuốc tiêm thì truyền 5 mg/kg cách nhau 1 giờ.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Liều khởi đầu 600 – 800 mg/1,73 m2 da/ngày trong 4 – 14 ngày, mỗi ngày uống từ 1 - 2 liều. Các liều tiếp theo có thể giảm liều theo chỉ định.
- Trẻ trên 1 tuổi: Liều khởi đầu 10 – 15 mg/kg mỗi ngày và duy trì trong 4 – 14 ngày, chia thành 1- 2 liều mỗi ngày. Liều duy trì 5 – 10 mg/kg mỗi ngày.
Để đạt hiệu quả điều trị cao cần dùng thuốc Cordarone theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Có thể uống kèm với thức ăn hoặc không nếu không thích.
Tránh ăn các loại trái cây như bưởi hoặc nước ép bưởi khi dùng thuốc Cordarone, bởi bưởi có thể làm tăng lượng thuốc Cordarone trong máu.
Nghiên cứu từ chuyên gia khoa Dược tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội chỉ ra rằng thuốc Cordarone có thể gây ra một số các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng sau đây cần kịp thời cấp cứu hoặc xin chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Thuốc Cordarone được dùng trong điều trị các rối loạn nhịp tim.
- Cần thận trọng khi dùng thuốc Cordarone nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng với thuốc, iốt hoặc dị ứng với các loại thuốc khác. Bởi, thành phần trong thuốc Cordarone có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Các bệnh nhân đang mắc các bệnh về gan, phổi hay các vấn đề về tuyến giáp cũng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Cordarone.
- Thuốc Cordarone có thể làm người dùng chóng mặt, do đó không dùng các chất kích thích như rượu, bia có thể làm tình trạng chóng mặt nặng thêm.
- Thành phần Amiodarone có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim (hội chứng kéo dài QT), khiến nhịp tim đập nhanh bất thường kèm theo các triệu chứng như chóng mặt nghiêm trọng, thậm chí ngất xỉu. Trong trường hợp này cần phải cấp cứu kịp thời.
- Cần xin chỉ định của bác sĩ nếu người bệnh đang ở trong tình trạng suy tim, nhịp tim chậm, QT kéo dài trong EKG, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch.
- Thận trọng khi dùng thuốc Cordarone đối với người lớn tuổi, vì có thể nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là kéo dài QT, các vấn đề về tuyến giáp.
- Những người có hội chứng khó hoặc không thể hấp thu đường glucose và hay suy giảm lactase.
- Người có bloc nhĩ thất độ 2 và 3, block xoang nhĩ hay block 2 nhánh.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú, không nên dùng thuốc Cordarone, vì thành phần Amiodarone trong thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, Amiodarone đi vào sữa mẹ và có thể có tác dụng không mong muốn ở trẻ đang bú mẹ.
Cordarone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng. Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Một số thuốc có thể tương tác với Cordarone bao gồm: fingolimod, một số loại thuốc điều trị viêm gan C (ledipasvir/sofosbuvir, sofosbuvir).
Bên cạnh đó, không nên phối hợp Cordarone với các thuốc ức chế beta, thuốc ức chế calci nhất định (vérapamil, diltiazem) vì có thể gây rối loạn tính tự động (nhịp chậm trầm trọng) và rối loạn dẫn truyền.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ amiodarone ra khỏi cơ thể, bao gồm thuốc kháng nấm azole (như itraconazole), cimetidin, cobicistat, chất ức chế protease (như fosamprenavir, indinavir), rifamycins (như rifampin), wort St. John…
Ngoài ra, amiodarone cũng có thể làm chậm việc loại bỏ các thuốc khác ra khỏi cơ thể, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của amiodarone, bao gồm: clopidogrel, phenytoin, một số loại thuốc “statin” nhất định (atorvastatin, lovastatin), trazodone, warfarin.
Những thông tin về thuốc Cordarone mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Cao đẳng Y Dược Hà Nội theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/