Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng thuốc Clotrimazol trị nấm tại chỗ cần lưu ý gì?


Clotrimazol được chỉ định điều trị các bệnh nấm tại chỗ như nấm candida ở miệng và họng, bệnh nấm da, nấm candida ở âm hộ, âm đạo...Thuốc được bào chế theo dạng viên nén và dung dịch bôi miệng, kem bôi ngoài da...

Clotrimazol là thuốc gì?

Clotrimazol là thuốc chống nấm tại chỗ, có hoạt động phổ rộng được chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh nấm gồm: bệnh nấm candida ở miệng và họng; bệnh nấm da, nấm kẽ ngón tay, kẽ chân, móng và quanh móng; nấm candida ở âm hộ, âm đạo...

Clotrimazol-1

Clotrimazol được chỉ điều trị một số bệnh nấm tại chỗ.

Thành phần chính của thuốc là Clotrimazole, thuốc được bào chế theo dạng viên nén đặt âm đạo, kem bôi ngoài da, dung dịch bôi miệng, gel bôi âm đạo. Hàm lượng được quy định như sau:

  • Kem bôi ngoài da hàm lượng là 1g
  • Dung dịch dùng ngoài 1%
  • Viên đặt âm đạo: hàm lượng là 100mg và 500mg
  • Gel bôi âm đạo 1%.

Tác dụng của thuốc Clotrimazol

Thuốc Clotrimazol có tính kháng nấm phổ rộng có khả năng ức chế sự phát triển của hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh ở người loại dermatophytes, nấm men và Malassezia furfur.

Thuốc tác động lên tính thẩm thấu của vách tế bào vi nấm bằng cách can thiệp lên các lipid của màng, làm thay đổi tính thấm của màng gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.

Do vậy, thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị tại chỗ các bệnh nấm gồm: nấm candida ở miệng và họng; bệnh nấm da, kẽ ngón tay, kẽ chân, móng và quanh móng; nấm candida ở âm hộ, âm đạo…
  • Ngoài ra, Clotrimazol cũng có tác dụng trong điều trị một số trường hợp nhiễm trùng da không do vi nấm như erythrasma do Corynebacterium minutissimum.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Cách dùng thuốc Clotrimazol như thế nào?

Liều dùng Clotrimazol tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

- Dạng thuốc ngậm điều trị tại chỗ: ngậm viên Clotrimazol 10mg cho tới khi tan hết, tuyệt đối không nhai hoặc nuốt cả viên. Mỗi ngày dùng 5 lần và duy trì trong 14 ngày.

- Thuốc dùng ngoài da: bôi một lượng thuốc Clotrimazol vừa đủ lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày. Bệnh thường suy giảm trong vòng 1 tuần, trường hợp không suy giảm cần gặp bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp…

- Điều trị nấm âm đạo: đặt một viên Clotrimazol hàm lượng 100mg vào âm đạo  trước khi đi ngủ và duy trì trong 7 ngày. Hoặc có thể dùng viên hàm lượng 500mg và dùng 1 lần duy nhất. Đối với dạng kem dùng 5g/lần/ngày và duy trì trong 7 - 14 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Clotrimazol

Clotrimazol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi gặp bất kỳ phản ứng bất thường cần kịp thời gặp bác sĩ.

- Nếu dùng Clotrimazol đường miệng, có thể gây ra phản ứng phụ thường gặp như kích ứng và rối loạn tiêu hóa, có biểu hiện nôn, buồn nôn. Một số triệu chứng về tiết niệu như đi tiểu tiện gặp khó khăn, tiểu tiện ra máu.

Một số bệnh nhân có biểu hiện tăng enzym gan (>10%), giảm bạch cầu trung tính. Ngoài ra, còn có biểu hiện trầm cảm.

- Dùng Clotrimazol tại chỗ, có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như bỏng nhẹ, kích ứng da, viêm da dị ứng do tiếp xúc hoặc có cảm giác đau rát vùng bôi thuốc ở da hoặc ở âm đạo.

Thận trọng khi dùng Clotrimazol khi nào?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Clotrimazol-2

Không dùng Clotrimazol điều trị nấm toàn thân.

Cần thận trọng khi dùng thuốc Clotrimazol trong các trường hợp sau đây:

  • Không dùng thuốc Clotrimazol trong điều trị nhiễm nấm toàn thân.
  • Không dùng Clotrimazol đường miệng đối với trẻ em dưới 3 tuổi do chưa xác định được mức độ an toàn khi dùng thuốc.
  • Nếu dị ứng với các thành phần của thuốc tuyệt đối không dùng.
  • Cần điều trị Clotrimazol đủ thời gian quy định cho dù các triệu chứng có thuyên giảm. Nếu sau 4 tuần điều trị, bệnh không thuyên giảm cần khám lại.
  • Nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc như da đỏ, mẩn ngứa, xuất hiện mụn nước, bỏng hoặc sưng cần báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý.
  • Ngoài ra, biện pháp phòng bệnh không thể bỏ qua đó là tránh xa các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.

Khả năng tương tác của thuốc Clotrimazol

Khi dùng Clotrimazol với Tacrolimus có thể sẽ làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh ghép gan. Vì vậy, bác sĩ có thể giảm liều Tacrolimus theo nhu cầu sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị cần bảo quản thuốc đúng nơi quy định, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản thuốc Clotrimazol trong tủ lạnh hoặc trong phòng tắm vì có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.

Thông tin về thuốc Clotrimazol mới dừng ở mức khái quát, để biết thêm các thông tin về thuốc Clotrimazol, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y Dược Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/