Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng Claforan điều trị nhiễm khuẩn cần lưu ý gì?


Claforan là một loại kháng sinh được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Claforan được bào chế theo dạng bột pha tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch.

Claforan là thuốc gì?

Thuốc Claforan là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3. Theo các bác sĩ chuyên khoa trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Claforan được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau bằng cách ức chế quá trình tăng trưởng của vi khuẩn.

claforan-1

Claforan là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3.

Thành phần trong một đơn vị thuốc Claforan gồm: cefotaxime (1 g), Na (2,09 mmol), ống dung môi nước cất pha tiêm (4ml).Thuốc được bào chế theo dạng bột pha tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Tác dụng của thuốc Claforan

Claforan là loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thứ ba có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả mũi và họng. Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim bao gồm:

  • Áp-xe não
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng trong tim
  • Viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes)
  • Viêm phổi
  • Bệnh lậu
  • Bệnh thương hàn
  • Điều trị tập trung
  • Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol)
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
  • Dự phòng nhiễm trùng ở các bệnh nhân suy giảm sức đề kháng.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Claforan

- Liều dùng đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn: dùng 1 - 2 g thuốc Claforan tiêm tĩnh mạch cách từ 6 - 8 giờ và duy trì trong 14 ngày.

- Đối với bệnh nhân mổ lấy thai: dùng 1 g thuốc Claforan tiêm tĩnh mạch ngay sau khi kẹp dây rốn. Liều thứ hai và thứ 3 tiêm tĩnh bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng 1 g cách nhau từ 6 - 12 giờ sau liều đầu.

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: dùng 2 g tiêm tĩnh mạch, cách nhau từ 4 - 6 giờ.

- Nhiễm khuẩn nội mạc tử cung: dùng từ 1 - 2 g Claforan tiêm tĩnh mạch (tiêm bắp) cách nhau 8 giờ.

- Viêm nắp thanh quản: dùng 2 g tiêm tĩnh mạch cách nhau từ 6 - 8 giờ. Liều tối đa là 2 g cách nhau 4 giờ và duy trì trong 7 - 10 ngày.

- Nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng ổ bụng: từ 1 - 2 g Claforan cách nhau từ 6 - 8 giờ. Liều tối đa là 2 g cách nhau 4 giờ và duy trì trong 7 - 14 ngày. Đối với bệnh nhân nhiễm trùng khớp thời gian điều trị từ 1 - 4 tuần tùy thuộc khả năng đáp ứng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.

- Người mắc bệnh Lyme - viêm khớp: tiêm tĩnh mạch với liều lượng 2 g Claforan cách nhau 8 giờ và điều trị liên tục từ 14 - 28 ngày.

- Viêm xương tủy: từ 1 - 2 g Claforan tiêm cách nhau từ 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2 g tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 4 - 6 tuần.

- Viêm xương chậu: từ 1 - 2 g Claforan tiêm cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2 g tiêm cách nhau 4 giờ, thời gian điều trị là 14 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.

- Liều lượng đối với trẻ em: Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 13 tuổi mắc bệnh Lyme sẽ được điều trị bằng thuốc Claforan, liều lượng là 200 mg/kg chia thành 3 hoặc 4 lần, liều tối đa là 6 g mỗi ngày. Thời gian điều trị từ 14 - 28 ngày. Với trẻ em từ 13 tuổi trở lên, liều lượng theo quy định như người lớn.

Tác dụng phụ của thuốc Claforan

Mặc dù, có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, song thuốc Claforan có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người bệnh sau đây:

- Claforan có thể làm tăng men gan và bilirubin;

- Có thể làm giảm chức năng thận, đặc biệt khi phối hợp với aminoglycosides. Hiếm gặp viêm thận kẽ;

- Bệnh nhân cũng có triệu chứng tiêu chảy, phân chứa nước hoặc máu;

- Phát ban trên da, da có vết bầm tím, ngứa ngáy, đau thậm chí tê bì, yếu cơ;

- Loạn nhịp tim sau khi thuốc được truyền mạch nhanh qua tĩnh mạch trung ương;

- Viêm đau tại nơi chích;

- Có triệu chứng sốt, phản vệ đôi khi có sốc;

- Vàng da hoặc vàng mắt;

- Có thể giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu, tình trạng hiếm hơn là mất bạch cầu hạt, nhất là dùng Claforan trong thời gian lâu.

- Có thể ngứa hoặc viêm âm đạo.

Thận trọng khi dùng thuốc Claforan khi nào?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

claforan-2

Claforan được chỉ định điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn.

- Cần thận trọng với bệnh nhân có tăng cảm với penicillin hay các beta-lactam khác do có thể có dị ứng chéo.

- Trong khoảng 10 ngày đầu khi dùng thuốc cần theo dõi tế bào máu. Nếu phát hiện bạch cầu đa nhân trung tính giảm cần phải ngưng thuốc.

- Theo dõi chức năng thận nếu dùng Claforan kết hợp với aminoglycosides.

- Ngưng thuốc nếu thấy triệu chứng tiêu chảy kéo dài.

- Dùng thuốc Claforan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được dùng quá liều hoặc bỏ liều để tránh các phản ứng phụ gây nguy hiểm.

Trên đây, là những thông tin khái quát về thuốc Claforan, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/