Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dịch hạch – “căn bệnh thế kỉ” không thể biến mất


Bệnh dịch hạch đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước nhưng đến nay vẫn không thể biến mất, vẫn là “kẻ giết người” thầm lặng đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

bệnh dịch hạchBệnh dịch hạch tuy hiếm nhưng vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại

Tại sao bệnh dịch hạch không bị diệt trừ?

Chúng ta cứ nghĩ rằng dịch hạch ngày càng hiếm những thực tế nó vẫn hoành hành khắp nơi gây ra những tai hại khó lường cho con người.

Quay trở về quá khứ, chính căn bệnh này đã càn quét gần một nửa dân số châu Âu thời Trung cổ. Người đứng đầu Viện dị ứng quốc gia và các bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế quốc gia cho rằng nguyên nhân vẫn tương tự như các trường hợp hiện tại.

"Bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, chúng vẫn còn sống và sống trên khắp thế giới và thường thấy trong quần thể động vật và lây truyền qua vết cắn của bọ chét." Chuyên gia này nói.

Theo tin tức Y Dược cho biết, mới đây có rất nhiều trường hợp bị tử vong do dịch hạch. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, trung bình có bảy trường hợp mắc bệnh dịch hạch mỗi năm.

Bệnh  thường lây truyền sang người qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với loài gặm nhấm hoặc động vật chết. Mặc dù bệnh dịch hạch là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể  điều trị khỏi nếu các triệu chứng  được nhận biết sớm, theo Leonard Krilov, Chủ tịch Nhi khoa tại Bệnh viện Winthrop NYU ở Mineola, NY, và một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết.

Vào thời trung cổ, cái chết lan rộng vì vệ sinh tồi tệ và dân số đông đúc tràn lan nhưng ngay cả ngày nay bọ chét sống trên những loài gặm nhấm bị ảnh hưởng, vì vậy ... loài gặm nhấm tại khu trang trại vẫn có thể mắc bệnh dịch hạch, nó chỉ ít tập trung hơn, không lan truyền theo cùng một cách.

Theo Pritish Tosh, một bác sĩ và nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm cho biết, mặc dù khó loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này nhưng các nhà nghiên cứu gặp nhiều may mắn khi phát hiện ra một cách phòng tránh dễ dàng là chỉ cần thoát khỏi khu vực chứa mầm bệnh.

Và đây không phải là căn bệnh thời xưa mà nó vẫn còn rình rập cho đến ngày hôm nay trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm không còn phổ biến hay lan tràn như trước đây, thỉnh thoảng có vài trường hợp xuất hiện ở Mỹ và các nước phát triển khác.

dịch hạchDịch hạch thường do chuột và những loài gặm nhấm gây ra

Những thông tin cần biết về bệnh dịch hạch

Con đường lây lan

Dịch hạch lây qua con đường sau:

  • Bị bọ chét đã nhiễm bệnh cắn
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn qua da, vết xước
  • Hít khí thải từ không khí

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh khác nhau tùy từng thể

Thể hạch:

  • Sốt cao trên 39 độ, kèm theo rét run rẩy tay chân
  • Nổi hạch ở cổ, nách và bẹn

Thể phổi:

Giai đoạn này nguy hiểm nhất, bệnh diễn biến rất nhanh với những biểu hiện như:

  • Rét run, đau đầu; chóng mặt hoa mắt
  • Đau, khó thở
  • Ho có đờm loãng, có máu hoặc có nước bọt

Thể nhiễm trùng huyết:

  • Tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm trùng huyết do dịch hạch ngày càng cao với những triệu chứng như:
  • Sốt cao lên đến 41 độ kèm theo đau đầu, tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều lần, bệnh nhân hốt hoảng, nói sảng

Thể màng não:

Thể màng não hiếm gặp và thường gặp sau thể hạch hay thể nhiễm trùng huyết.

Chẩn đoán và điều trị

Các bác sĩ, giáo sư chuyên khoa tại Cao đẳng Dược Hà Nội chỉ bạn cách nhận biết bệnh dịch hạch đơn giản nhất là căn cứ vào các cục hạch nổi lên và xem xét tình trạng của nó. Vẫn có những trường hợp nó nổi không rõ nên cần được đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán bằng những kỹ thuật xét nghiệm Y học như máu, dịch hạch bạch huyết. Khi tìm ra chứng cứ kết luận bệnh, cần nhanh chóng điều trị để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Mặc dù nguy hiểm nhưng bệnh này có thể được chữa dứt điểm bằng cách dùng các loại thuốc kháng sinh thông thường được kê đơn. Do đó, bất cứ khi gặp triệu chứng nào bất thường, chúng ta không được chủ quan mà cần đến những cơ sở khám chữa bệnh để  can thiệp các biện pháp Y tế kịp thời, tạo cơ hội để người bệnh được phục hôi hoàn toàn.

Những người tiếp xúc với bệnh nhân đôi khi cần được cách ly và theo dõi đồng thời áp dụng biện pháp trị liệu dự phòng tương ứng với thời gian tiếp xúc và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Biện pháp phòng chống dịch hạch

Để phòng chống bệnh dịch hạch, mọi người cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường, vệ sinh nhà cửa, cải tạo điều kiện làm việc, các kho để lương thực thực phẩm cần kín đáo để chuột và những loài khác không có nơi để sinh sôi và phát triển.
  • Khi tiếp xúc với các động vật chết cần tránh chạm tay trực tiếp vì vi khuẩn có hại sẽ lây lan qua đường này.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng và thuốc chống các loại bọ chét nếu thực hiện những hoạt động vui chơi ngoài trời như cắm trại. Mọi người có thể xịt hoặc thoa kem lên da hay ngoài trang phục tùy từng nhãn thuốc.
  • Đặt bẫy hay phun thuốc chuột cũng có thể nuôi mèo, chim, rắn để chúng bắt chuột.
  • Nếu có biể hiện lạ cần thông báo cho cơ quan Y tế ngay.
  • Không cho mèo hoàng hay động vật khác vào nhà,đặc biệt là ngủ trên giường.
  • Không thả rông chó mèo vì khả năng chúng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch rất lớn
  • Đưa động vật gặp bác sĩ thú y ngay nếu chúng bị ốm

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/