Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp và biện pháp khắc phục


Bệnh suy giáp hay còn gọi bệnh nhược giáp, giảm chức năng tuyến  giáp là một dạng bệnh nội tiết. Thể hiện  tình trạng hoạt động kém hiệu quả dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp.

1. Nguyên nhân gây ra suy giáp

Một số những nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp bao gồm:

  • Do các cuộc phẫu thuật tuyến giáp trước đó: Kết thúc ca phẫu thuật loại  bỏ tuyến giáp làm cho lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt và khó sản sinh kịp thời để đáp ứng. Làm gây ra suy giáp và người bệnh cần phải sử dụng các biện pháp để tăng cường hormone trong thời gian dài.

  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: tác dụng phụ từ những nhóm thuốc dùng để điều trị tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư… tất cả sẽ đều làm ảnh hưởng ít nhiều đến hormone tuyến giáp dẫn đến bệnh suy giáp.

  • Chế độ ăn không đủ i-ốt: Tuyến giáp cần có đủ i-ốt thì mới có thể sản sinh ra hormone thyroxine và triiodothyronine. Theo các nghiên cứu thì chế độ ăn quá dư thừa hoặc thiếu i-ốt cũng đều là nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp. Nên người bệnh cần hết sức lưu ý về chế độ ăn để tình trạng bệnh không bị biến chứng nghiêm trọng.

  • Bẩm sinh đã mắc suy giáp: Có những trường hợp ngay từ khi trẻ mới sinh ra thì tuyến giáp đã hoạt động kém hoặc không có tuyến giáp thì đó chính là suy giáp bẩm sinh.

  • Xạ trị: Khi thực hiện phương pháp xạ trị để điều trị một số bệnh ung thư điều này khiến cho các bức xạ đó ảnh hưởng đến các tế bào của tuyến giáp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp.

  • Sử dụng phương pháp đốt phóng xạ để điều trị cường giáp: Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp đốt phóng xạ. Tuy nhiên chính liệu pháp đó lại có thể gây ra suy giáp vĩnh viễn  do các tế bào tuyến giáp bị bức xạ phá hủy.

Xem thêm các bài viết liên  quan

benh-suy-giap
Chế độ ăn thường ngày của bạn không đủ i - ốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp

2. Dấu hiệu của người mắc bệnh suy giáp

Một vài dấu hiệu nhận biết thông thường của bệnh bao gồm:

  • Giọng nói thay đổi: Rối loạn chức năng hay bất kể dấu hiệu nào khác biệt của bệnh cũng đều ảnh hưởng đến thanh quản làm cho giọng nói của người bệnh cũng ảnh hưởng. Do dây thanh quản và tuyến giáp nằm ở vị trí gần nhau nên việc bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi.

  • Đau khớp và các cơ: Người bệnh sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng mắt cá chân, bàn chân, và triệu chứng đau càng dữ dội hơn nếu người bệnh tham gia hoạt động thể dục thể thao quá sức hoặc vận động mang vác những vật nặng.

  • Hạn chế ham muốn tình dục: Cơ thể sản xuất ít các hormone giới tính do quá trình trao đổi chất khó thực hiện bình thường như trước khi tuyến giáp bị suy giảm. Dẫn đến tình trạng thờ ơ, không ham muốn tình dục.

  • Dễ gặp các vấn đề về tim mạch: khi các triệu chứng của bệnh suy giáp diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho các tế bào cơ và sợi cơ tim có thể  bị ảnh hưởng. Gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau ngực, nồng độ cholesterol, triglyceride cao, xơ vữa động mạch dẫn đến đau thắt ngực, tắc nghẽn trong động mạch, suy tim, đột quỵ và đau tim.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Bệnh suy giáp nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể xảy ra nhiều biến chứng như:

Bướu cổ 

Tuyến giáp cần phải tạo ra đủ lượng hormone bị thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài. Kéo theo đó sẽ khiến cho tuyến giáp cổ bị phình to, sưng to gây ra bướu cổ.

Các vấn đề về tim mạch

Khi mắc bệnh suy giáp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tim mạch. Suy giáp có thể làm cho xung quanh tim tích tụ dịch và có nguy cơ làm gia tăng nguy cơ tràn dịch màng ngoài tim và làm cho việc bơm máu của tim cũng rất khó khăn. Ngoài ra, tuyến giáp hoạt động kém sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu khiến người bệnh có nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Việc có quá nhiều cholesterol xấu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch… đau tim và tai biến mạch máu não có nguy cơ cao sẽ xảy ra.

Vô sinh

Suy giáp gây ra cho phụ nữ giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều và làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng thụ thai do nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp. Không thể đảm bảo phụ nữ bị suy giáp có thể sinh con bình thường ngay cả khi điều trị dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp.

Đau nhức chân tay mỏi cơ

Suy giáp gây cơn đau nhức do quá trình trao đổi chất và tiết hormone bị đảo lộn, chân tay tê cứng, mệt mỏi, khó vận động, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

benh-suy-giap
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh. chú ý đến hàm lượng i -ốt là điều bệnh nhân suy tuyến giáp cần làm

4. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh suy giáp

Các bác sĩ khoa Điều dưỡng tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đưa ra một vài biện pháp để người bệnh tham khảo thêm trong điều trị và phòng ngừa bệnh suy giáp. Cụ thể như: 

Điều trị bằng thuốc: Mục đích là cung cấp cơ thể đủ lượng hormone để cơ thể hoạt động bình thường. Các loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, do đó liều lượng sử dụng cho mỗi bệnh nhân cũng khác nhau và nên sử dụng hàng ngày, tuân theo đúng chỉ dẫn của những người có năng lực chuyên môn.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Người mắc suy giáp nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều rau, trái cây và ăn nhiều thực phẩm giàu iốt. Bệnh nhân không nên ăn đồ ăn nhiều chất béo đặc biệt là mỡ động vật. Tăng cân là một triệu chứng phổ biến của suy giáp, vì vậy ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng.

Thể dục, thể thao thường xuyên: Để việc tập luyện được duy trì, hãy lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất mà bạn cảm thấy thoải mái, thích thú nhất khi tập. Duy trì việc tập thể dục thể thao cũng có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái và giảm căng thẳng, đặc biệt là khi bạn bị suy giáp.

Thay đổi thói quen ngủ, nghỉ: Ngủ nghỉ điều độ rất có lợi cho sức khỏe, không những giúp cơ thể được nghỉ ngơi mà còn khiến não bộ bớt căng thẳng.

Tái khám kiểm tra: Việc này hết sức quan trọng nên cần thực hiên theo đúng lịch tái khám để người bệnh theo dõi được diễn biến phát triển của bệnh từ đó thay đổi liệu trình điều trị cho phù hợp.

Bệnh Suy Giáp cần được điều trị trong thời gian dài nên bệnh nhân cần hết sức kiên trì, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ không được tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng sử dụng.

Ở bài chia sẻ trên nhà trường đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về bệnh suy giáp. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn biết rõ hơn về căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các hướng dẫn và chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.