Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu bị lậu như thế nào? Có cách nào để điều trị và phòng ngừa?


Bệnh lậu là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ra các tổn thương đến cơ quan sinh sản, sinh dục ở cả nam và nữ. Nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm. Vậy dấu hiệu bị lậu ở cả nam, nữ như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích về căn bệnh này dưới bài viết!

Bệnh lậu là do một loại vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây ra và lây lan qua đường tình dục. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.

1. Dấu hiệu bị lậu

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ và ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trong độ tuổi sinh sản.

Theo các giảng viên Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng, thì trong thời gian đầu bệnh thường không có những biểu hiện nào đặc biệt và rất khó để nhận biết. Từ khi nhiễm bệnh cho đến lúc xuất hiện những triệu chứng bất thường khoảng 10 – 20 ngày.

Biểu hiện ở nam và nữ sẽ không giống nhau, cụ thể như:

Dấu hiệu bị lậu ở nam giới

Một số triệu chứng cho thấy nam giới mắc bệnh lậu như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần hoặc thường xuyên bị đau dọc cả phần niệu đạo và có trường hợp đi tiểu ra mủ có màu trắng đục kèm theo mùi hôi khó chịu. Những biểu hiện này sẽ dễ nhận thấy hơn vào buổi sáng sớm.
  • Xuất hiện triệu chứng sưng tấy, đau rát ở phần bao quy đầu, dương vật, niệu đạo, tinh hoàn.
  • Mức độ gia tăng khi nam giới quan hệ tình dục và đặc biệt là lúc xuất tinh.
  • Khi bệnh bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn thì chứng tiểu buốt vẫn tiếp tục tái diễn và kèm theo đó là bị tiểu rắt do nhiễm trùng. Nhưng lúc này dịch mủ sẽ tiết ra nhiều hơn và có thể lúc xuất tinh sẽ kèm theo máu.

Ngoài những triệu chứng ở trên thì bệnh  lậu sẽ khiến cho nam giới thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, sốt nhẹ, ăn không ngon miệng hoặc bị nổi hạch ở bẹn…

dau-hieu-benh-lau
Bệnh lậu có thể gây ra nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Dấu hiệu bị lậu ở nữ giới

Nam giới sẽ có những biểu hiện cụ thể để phát hiện bệnh nhưng ở nữ giới thì các triệu chứng xảy ra dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa thông thường. Cho tới khi bệnh tiến triển vào giai đoạn nặng  hơn thì mới có dấu hiệu như:

  • Tiểu đau buốt, có mủ màu xanh hoặc vàng chảy ra từ niệu đạo.
  • Vùng kín có mùi hôi  tanh.
  • Thường xuyên đi tiểu và có cảm giác đau nóng khi đi tiểu.
  • Quan hệ tình dục có cảm giác đau.
  • Ở vùng bụng dưới bị đau.
  • Thân nhiệt cơ thể tăng cao.

Danh mục về dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở trên chưa đầy đủ. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ để được giải đáp.

2. Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bạn không phát hiện ra bệnh hoặc khi biết trong cơ thể có bệnh nhưng vì một lý do nào đó mà không muốn điều  trị thì:

  • Bệnh lậu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc có thể lan ra máu hoặc các khớp. Bệnh sẽ gây chảy mũ và làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày, người bệnh cảm thầy tự ti, ngại giao tiếp.
  • Nữ giới: Trong trường hợp điều trị bệnh muộn khi các vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập đến tử cung hoặc ống dẫn trứng thì sẽ gây viêm làm cho bạn khó khăn hơn trong việc thụ thai. Hoặc nếu thụ thai thì có nguy cơ cao xảy ra thai ngoài tử cung.
  • Nghiêm trọng hơn vì bạn có thể lây bệnh cho em bé trong khi sinh. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe cho trẻ sau này như viêm mắt, mù mắt, viêm phổi, viêm da… làm gián đoạn sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
  • Nam giới: mắc  các bệnh về phụ khoa, suy giảm chức năng sinh lý và khoái cảm khi quan hệ tình dục, bệnh lậu có thể sẽ gây ra ra tình trạng đau tinh hoàn hoặc khả năng khó có con hơn.

Ngoài ra bệnh nhân mắc lậu sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh xã hội khác và khi quan hệ tình dục với nhiều người khác làm tăng khả năng lây bệnh ra cộng đồng.

3. Cách điều trị bệnh lậu

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người để đưa ra những chỉ định khác nhau. Một số các phương pháp được sử dụng khá phổ biến như:

Điều trị nội khoa

  • Điều trị lậu cấp tính: Bệnh nhân đang mắc bệnh trong giai đoạn đầu sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn để điều trị virus gây ra lậu và ngăn chặn sự  phát triển của chúng.
  • Điều trị lậu cấp tính: bệnh nhân vẫn tiếp tục được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên sẽ gia tăng liều lượng và thời gian điều trị.

Với phương pháp này người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ và không được tự ý dừng liệu trình khi chưa có chỉ định từ thầy thuốc. Nhưng do có nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy bệnh nhân chỉ nên sử dụng các loại kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm  các bài viết liên quan

dau-hieu-benh-lau
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị chính xác và hiệu  quả

Điều trị ngoại khoa

Sử dụng phương pháp DHA: đây là một cách có tỉ lệ chữa khỏi bệnh lậu rất cao.

Phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian điều trị hơn so với việc điều trị bằng thuốc thông thường.

Công nghệ DHA bằng cách sử dụng hệ thống máy tính thông minh và dùng hiệu ứng nhiệt lượng để xác định chính xác và tiêu diệt triệt để mầm bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh và cũng không  để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

4. Cách phòng ngừa bệnh lậu

Một số phương pháp giúp phòng ngừa tốt sự lây nhiễm và mắc bệnh lậu như:

  • Hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn và tốt nhất nên chung thủy với một bạn tình. Nếu trường hợp quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau thì hãy sử dụng bao cao su và hạn chế quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
  • Không nên dùng các vận dụng trong nhà nghỉ, khách sạn, nhà tắm công cộng và đặc biệt không nên dùng chung các vận dụng cá nhân với những người khác.
  • Đi khám sức khỏe phụ khoa trước và trong suốt quá trình mang thai để phòng ngừa bệnh lậu lây từ mẹ sang con.
  • Tất cả mọi người đều nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần. Trường hợp những người thường xuyên quan hệ không an toàn với nhiều người thì hãy đi khám sức khỏe phụ khoa thường xuyên hơn.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt và khoa học nhằm giúp tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe để có sức chống chọi lại  các vi khuẩn gây bệnh.

Mong rằng với những chia sẻ dấu hiệu bị lậu ở trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Tốt nhất để gìn giữ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu ngay từ hôm nay nhé!

Chúc các bạn luôn có 1 sức khỏe tốt!