Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cơn đau chuyển dạ như thế nào? Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu thì sinh?


Đau bụng chuyển dạ bao lâu thì sinh?  Thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ đang nôn nóng gặp đứa con bé bỏng của mình. Để có câu trả lời chính xác bạn đọc hãy cùng theo dõi ở dưới bài viết.

Đau bụng chuyển dạ là quá trình khi người mẹ cảm nhận ở phần bụng có các cơn đau tại vị  trí tử cung, mức độ đau ban đầu sẽ nhẹ sau dần sẽ tăng lên. Cơn đau bụng đẻ sẽ được  tạo ra từ các cơn co tử cung, mà điểm xuất phát đầu tiên là góc sừng phải của tử cung.

Thông thường vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ là thời điểm có các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên những dấu hiệu này không quá nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng gì đến  sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo các triệu chứng sắp sinh của em bé.

Thông thường những mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ sớm. Do đó các mẹ cần theo dõi thường xuyên cơ thể của mình để kịp thời có các biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được dùng bất cứ phương pháp nào để hạn chế hoặc ngăn chặn cảm giác đau.

Khi có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở thăm khám chuyên khoa để đưa ra kết luận thời gian sinh và phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Nhằm tránh trường hợp sinh em bé bất ngờ gây ra các biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé.

1. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh như thế nào?

Một số dấu hiệu để nhận biết chuyển dạ sắp sinh:

Vỡ ối

Màng ối là lớp bao bọc và bảo vệ thai nhi khi còn trong bụng mẹ và cũng có tác dụng giúp bé chào đời qua âm đạo của mẹ dễ dàng hơn nhờ chất bôi trơn của nước ối. Khi mẹ bầu nhận thấy triệu chứng vỡ ối hoặc rò rỉ ối để các bác sĩ chuyên khoa can  thiệp, đưa ra phương án đỡ đẻ tốt nhất để an toàn cho cả mẹ và bé.

Tần suất và mức độ các cơn co thắt tử cung nhiều hơn

Thai nhi từ tuần 37 trở đi sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng đau mạnh, quặn thắt lại của các cơn co thắt tử cung làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu (dấu hiệu sắp sinh thật). Ban đầu các cơn đau bụng sẽ xuất hiện ở lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

dau-bung-chuyen-da
Khi có dấu hiệu rò rỉ nước ối, vỡ ối mẹ bầu nên di chuyển tới viện ngay

Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy màu hồng

Gần ngày  sinh nếu để ý mẹ bầu sẽ thấy có dịch nhầy âm đạo đặc hơn bình thường. Do nút nhầy bịt kín cổ tử cung có tác dụng ngăn viêm nhiễm, nó sẽ bong ra trong cổ tử cung. Đây là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay.

Bị chuột rút, đau lưng

Tình trạng chuột rút và đau lưng sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi thai nhi vào tuần thừ 37 và 38 trở đi. Điều nà y làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển.

Trường hợp bị chuột rút, đau lưng nhiều, không thể chịu được mẹ nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Bụng bầu tụt xuống dưới

Thai nhi sẽ dần dịch chuyển xuống phần bụng dưới trước khoảng 1 – 2 tuần bé chào đời để dễ dàng hơn cho việc sinh đẻ.

Khi thấy có dấu hiệu này mẹ bầu nên hoàn tất việc chuẩn bị để cho quá trình chào đón em bé.

Ngoài ra sẽ còn các dấu hiệu khác để nhận biết việc chuyển dạ sắp sinh. Nếu muốn biết rõ hơn các thông tin thì bạn đọc nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

2. Chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Đây là thắc mắc của rất nhiều các mẹ bầu, đặc biệt những người đang trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trên thực tế thì giai đoạn cuối của thai kỳ cơ thể mẹ bầu sẽ có xuất hiện các cơn cơ thắt hay nói cách khác là những triệu chứng chuyển dạ giả. Tuy nhiên các cơn đau này thường xảy ra với mức độ nhẹ và tần suất thưa thớt và thỉnh thoảng.

Thường những cơn đau chuyển dạ thật sẽ xuất hiện vào trước ngày dự kiến sinh khoảng 2 tuần với các dấu hiệu như: những cơn đau thắt tử cung quằn quại, dữ dội, thậm chí là vỡ ối và kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian  chuyển dạ sinh sẽ khác nhau. Có những trường hợp sẽ sinh ngay sau khi các triệu chứng chuyển dạ xuất hiện nhưng cũng có trường hợp phải chờ từ 5 – 14 tiếng sau mới sinh con. Thời gian chuyển dạ sinh con so sẽ lâu hơn con thứ.

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-bung-chuyen-da
Chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Đau bụng chuyển dạ sinh con sẽ được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như:

Giai đoạn 1: Xóa, mở cổ tử cung

Lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu  được giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài nhất mà gây đau đớn vất vả nhất mà người mẹ nào cũng cần phải trải qua trong quá trình sinh con. Thời gian của các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút.

Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường.

Giai đoạn 2: Sổ thai nhi

Khi cổ tử cung đã được giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được lấy ra ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Đối với những mẹ mang thai lần đầu đẻ thường, thời gian rặn đẻ là 1 tiếng đồng hồ còn đối với trường hợp mang thai lần thứ 2 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn diễn ra các cơn đau co thắt nhưng mức độ đã giảm hơn so với ở giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Sổ nhau thai

Khi em bé đã chào đời thì cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy ra từ đường âm đạo.

Lúc này mức độ đau chỉ như các cơn đau bụng ở chu kỳ kinh nguyệt, nên các mẹ cố rặn để đầy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy là hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.

Hi vọng với những thông tin về các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ được Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân để nhanh chóng nhận biết và  chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần và vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn và nhanh chóng.