Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Clarityne là thuốc gì? Có thể dùng để điều trị viêm mũi dị ứng không?


Thuốc Clarityne được chỉ định trong điều trị các triệu chứng sốt cỏ khô - viêm mũi dị ứng. Thuốc cũng được dùng điều trị viêm kết mạc, triệu chứng nổi mề đay liên quan tới histamin.

Clarityne là thuốc gì?

Clarityne thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, Clarityne được chỉ định trong điều trị tạm thời để làm giảm các triệu chứng sốt cỏ khô ở người bị viêm mũi dị ứng (dị ứng với phấn hoa, bụi, hoặc các chất khác trong không khí) và các chứng dị ứng khác như viêm kết mạc, các bệnh liên quan tới histamin.

Clarityne-1

Clarityne được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Thành phần của thuốc Clarityne là Loratadine - hợp chất hóa học có tác dụng chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, mỗi viên chứa Loratadine 10 mg. Dạng siro 5 mg/5 ml.

Tác dụng của thuốc Clarityne

Theo các bác sĩ chuyên khoa Cao đẳng Dược Hà Nội, thuốc Clarityne được xác định có công dụng điều trị tạm thời nhằm làm giảm các triệu chứng sốt cỏ khô - viêm mũi dị ứng, với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, mũi hay cổ họng.

Thuốc Clarityne cũng được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, Clarityne cũng được dùng để điều trị các triệu chứng ngứa và nổi mề đay liên quan tới histamin. Tuy nhiên, Clarityne không có tác dụng ngăn ngừa phát ban hoặc các phản ứng dị ứng da khác.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Clarityne

*Liều dùng:

Liều dùng Clarityne tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ), liều lượng thuốc Clarityne đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 1 viên nén Clarityne (10 mg) uống một lần/ngày hoặc 2 muống cà phê (10 ml) siro Clarityne mỗi ngày.

Đối với trẻ em, liều dùng Clarityne theo chỉ định sau đây:

  • Trẻ em nặng trên 30 kg: liều dùng Clarityne là 10ml (10mg = 2 muỗng cà phê) siro mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 30 kg: dùng 5 ml Clarityne (5mg = 1 muỗng cà phê) siro mỗi ngày.

*Cách dùng:

Chuyên gia bác sĩ, Thạc sĩ Cao đẳng Y tế Hà Nội chia sẻ đến quý bạn đọc người sử dụng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bằng Clarityne, tốt nhất nên dùng theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ). Đặc biệt, không tự ý dùng liều lượng thuốc Clarityne thấp hơn hoặc cao hơn chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những phản ứng phụ không mong muốn, hoặc làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn…

Có thể dùng Clarityne uống kèm với thức ăn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc Clarityne kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Tuyệt đối, không bẻ thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.

Trong quá trình điều trị nếu gặp phải bất cứ vấn đề hoặc triệu chứng khác thường nào cần kịp thời gọi bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc Clarityne

Thuốc Clarityne có thể gây ra một số tác dụng phụ, cần phải kịp thời cấp cứu hoặc xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, khô miệng, loét miệng;
  • Cảm giác căng thẳng, lo lắng, khó ngủ cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc Clarityne;
  • Chảy máu cam;
  • Viêm họng;
  • Gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày;
  • Mắt đỏ hoặc ngứa;
  • Các triệu chứng dị ứng như ngứa, phát ban.
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp gồm: người bệnh có biểu hiện rụng tóc, sốc phản vệ, chức năng gan bất thường.

Nên thận trọng khi dùng thuốc Clarityne khi nào?

  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Clarityne;
  • Đang dùng các loại thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc Clarityne.
  • Có tiền sử hen suyễn, hoặc bị bệnh gan, thận cần thận trọng khi dùng  Clarityne;
  • Người bị chứng phenylketone niệu – một chứng rối loạn di truyền, trong đó bệnh nhân phải theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt để ngăn ngừa chậm phát triển trí tuệ cũng cần xin chỉ định của bác sĩ khi dùng Clarityne;
  • Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể xác định  Clarityne có khả năng gây rủi ro cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro nên xin chỉ định của dược sĩ (bác sĩ) trước khi dùng thuốc.

Khả năng tương tác thuốc

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Clarityne-2

Clarityne có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác.

Clarityne có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác nếu người bệnh đang dùng đồng thời Clarityne với các loại thuốc khác. Do đó, để tránh những phản ứng phụ không muốn nên xin chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Clarityne có khả năng tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • Advair Diskus® (fluticasone/salmeterol);
  • Aspirin Low Strength® (aspirin);
  • Benadryl® (diphenhydramine);
  • Crestor® (rosuvastatin);
  • Cymbalta® (duloxetine);
  • Dầu cá (axit béo không bão hòa đa axit omega-3);
  • Flonase® (fluticasone mũi);
  • Lipitor® (atorvastatin);
  • Lyrica® (pregabalin).

Những thông tin về thuốc Clarityne mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ, hoặc liên hệ với Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/