Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cho trẻ ăn dặm sớm gây ra những tác hại gì?


Việc cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Vấn đề này được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Hãy cùng theo dõi những thông tin bên dưới bài viết và xem cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không nhé các mẹ thông thái!

Nhiều mẹ đã tập cho con thói quen ăn dặm trước 6 tháng tuổi vì cho rằng nếu được ăn dặm sớm cơ thể bé sẽ càng cứng cáp hơn.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia y tế đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại CĐ thì mẹ nên kiên nhẫn và chỉ cho con ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi. Nếu thực hiện cho trẻ ăn quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

1. Cho trẻ ăn dặm sớm có tác hại gì?

Dưới đây là danh sách các tác hại khi  cho trẻ ăn dặm quá sớm

Trẻ sẽ có nguy cơ mắc béo  phì

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì hơn so với những trường hợp trẻ được ăn chuẩn theo 6 tháng tuổi.

Vì ban đầu khi mới ăn dặm trẻ chưa quen nên có thể sẽ bị rối loạn tiêu nhẹ và sau một thời gian khi đã quen rồi thì trẻ sẽ đón nhận việc ăn dặm sớm. Điều này được các bậc cha mẹ hưởng ứng và thường xuyên bồi bổ các thức ăn nhiều dinh dưỡng. Sau dần hình thành nên thói quen và trọng lượng cơ thể của trẻ tăng quá mức.

Bên cạnh đó nếu các bậc cha mẹ bổ sung thêm nhiều các loại ngũ cốc khác nhau trong chế độ ăn dặm sớm sẽ làm trẻ dễ bị mắc các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-an-dam-som
Cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì?

Gây tổn hại cho thận

Khi bắt bé phải ăn dặm sớm khi chưa đến độ tuổi thích hợp thì bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm được bổ sung.

Do dưới  6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của  trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ và chất nhầy cũng như dịch tiêu hóa trong dạ dày chưa đủ sức để tiêu hóa, phân cắt các protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng.

Hoặc trường hợp khác gây ra là thận phải làm việc quá sức nếu bé được mẹ cho sử dụng các thực phẩm giàu protein, lipid… điều này sẽ xuất hiện các lắng cặn ở thận.

Ngoài ra trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa.

Có nguy cơ bị nghẹt thở

Khi trẻ chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm, nếu các hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa được kết hợp một cách chính xác. Bên cạnh đó phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.

Suy dinh dưỡng

Không phải bé nào khi được ăn dặm sớm cũng trở nên mập mạp mà có những bé còn bị suy dinh dưỡng.

Do trong quá trình ăn bột bé sẽ cảm thấy no và không bú sữa mẹ. Trong khi đó tinh bột chỉ chứa tinh bột và một ít hàm lượng chất dinh dưỡng nên không đủ để đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Không chỉ vậy nếu ăn nhiều bột còn làm rối loạn tình trạng chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.

Với những tác hại của việc ăn dặm sớm ở trên thì tốt nhất mẹ nên tuân thủ đúng trình tự thời gian để bé có thời gian làm quen giai đoạn ăn dặm mới.

2. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Ăn dặm là quá trình bổ sung nhu cầu năng lượng và giúp trẻ làm quen với các món ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Trẻ 6 tháng tuổi cần khoảng 700kcal/ ngày, tuy nhiên từ sữa mẹ thì chỉ cung cấp cho trẻ được khoảng 450kcal/ngày. Nên đây sẽ là giai đoạn tuyệt vời để bắt đầu quá trình ăn dặm cho trẻ để bổ sung khoảng cách năng lượng thiếu hụt như đã nói ở trên.

tre-an-dam-som
Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm

Mặc dù vậy mỗi trẻ sẽ có một đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau nên để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ phát triển. Các biểu hiện để giúp mẹ biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

  • Đã được bú no nhưng trẻ vẫn tiếp tục khóc và đòi bú thêm. Bú gần như liên tục.
  • Nếu không được bú tiếp bé sẽ cáu kỉnh và mút tay.
  • Thường xuyên thức dậy vào ban đêm và đòi bú mẹ hoặc uống sữa.
  • Giấc ngủ vào ban ngày của trẻ cũng không được trọn vẹn do trẻ không đủ no hoặc thiếu các chất dinh dưỡng nên không ngủ ngon.

Nếu thấy gia đình ăn cơm trẻ rất hào hứng và muốn đưa tay với lấy thức ăn để cầm.

3. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ

  • Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn và nấu chín. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều mà nên tăng dần dần ở những lần sau đó.
  • Mẹ có thể thêm một chút dầu ăn chuyên dụng cho trẻ khi nấu đồ ăn cho trẻ. Việc này sẽ giúp dễ tiêu hóa và có khả năng hòa tan các chất khác. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.
  • Không nên thêm gia vị, nước mắm và món ăn của trẻ: dưới 1 tuổi không nên cho trẻ dùng nước mắm vì sẽ gây ra các hệ lụy không tốt đến thận. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng việc thêm nước mắm vào thức ăn sẽ kích thích vị giác của bé. Bạn hãy loại bỏ suy nghĩ sai lầm này đi để không khiến thận quả bé phải hoạt động quá sức nhé.
  • Bên cạnh đó, một thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khoẻ mạnh. Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho trẻ để tránh việc nhàm chán khi ăn. Chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát các phản ứng của trẻ.
  • Cần lựa chọn nguyên liệu sạch và an toàn: bên cạnh việc lựa chọn những nguyên liệu đảm bảo và hạn chế các sinh vật gây bệnh. Mẹ cũng cần chú ý rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. 
  • Vệ sinh thực phẩm khi chế biến: Tất cả những dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của bé cần được rửa và giữ sạch trước trong và sau khi chế biến; thức ăn sau khi nấu cần cho bé ăn ngay và không để quá lâu ở môi trường bên ngoài  vì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. 

Hy vọng với những thông tin cho trẻ ăn dặm sớm ở trên sẽ giúp các mẹ có cách chăm sóc con yêu của mình phù hợp hơn để khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Hãy luôn đồng hành cùng Cao đẳng Y Dược Hà Nội để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!