15/05/2019 Người đăng : Lường Toán
Chlorpheniramin Maleat thuộc nhóm kháng histamin, do đó thuốc được chỉ định điều trị những tình trạng viêm mũi dị ứng, cảm lạnh thông thường, ngứa mũi hoặc cổ họng, hắt hơi liên tục....
Chlorpheniramin Maleat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm kháng Histamin, được hoạt động bằng cách ngăn chặn những ảnh hưởng của histamin - đây là chất gây nên những triệu chứng dị ứng trong cơ thể.
Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đỏ, ngứa hoặc bị chảy nước mắt, hắt hơi liên tục, ngứa mũi hoặc cổ họng. Điều trị viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường.
Chlorpheniramin Maleat được dùng điều trị viêm mũi dị ứng...
Thành phần chính của thuốc là Chlorpheniramine; màu quinolin, lactose, tinh bột sắn, aerosil, magnesi stearat, talc, gelatin. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén dài, viên nang, viên nhai và siro.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
Thuộc nhóm thuốc kháng histamin, do đó theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Dược HN, Chlorpheniramin Maleat được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau đây:
Liều dùng Chlorpheniramin Maleat
Liều lượng Chlorpheniramin Maleat tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Do đó, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ).
- Liều dùng với người mắc các bệnh dị ứng: dùng thuốc uống Chlorpheniramin Maleat 4mg cách nhau từ 4 - 6 giờ. Liều tối đa không quá 24mg/ngày.
- Hỗ trợ trong điều trị cấp cứu do sốc quá mẫn: từ 10 - 20mg tiêm trong cơ hoặc tiêm tĩnh mạch trong vòng 1 phút. Liều tối đa không quá 40mg/ngày.
- Điều trị các bệnh dị ứng:
- Hỗ trợ trong điều trị cấp cứu do sốc quá mẫn: dùng liều 87,5mcg/kg tiêm vào mạch máu và chia thành 4 lần mỗi ngày.
- Thuốc Chlorpheniramin Maleat (dạng viên nén, viên nang phóng thích kéo dài, viên nén nhai và siro) thường được uống cách nhau từ 4 - 6 giờ. Với loại viên nén viên nang phóng thích kéo dài được uống 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối. Tuyệt đối không được uống thiếu hoặc quá liều có thể gia tăng các tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe.
- Chlorphenamine có thể uống riêng và kết hợp với thuốc sốt và giảm đau, thuốc long đờm, thuốc ức chế cơn ho và thuốc thông mũi. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
- Đặc biệt, các chuyên gia đầu ngành Cao đẳng Y Dược Hà Nội đưa ra cho bạn lời khuyên cần lưu ý khi kết hợp với thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê toa (bao gồm cả các thuốc có chứa chlorpheniramine) vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gây tử vong. Do đó, không dùng các thuốc này cho trẻ dưới 4 tuổi. Trường hợp đối với trẻ trên 4 tuổi cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Không dùng thuốc Chlorphenamine Maleat đối với những người dị ứng với thành phần của thuốc.
- Những người bị tắc cổ bàng quang, loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng, người đang lên cơn hen cấp, bệnh nhân có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp cần thận trọng khi dùng thuốc.
- Nếu dùng dạng siro, không sử dụng muỗng ăn hộ gia đình để đo liều dùng. Cần sử dụng muỗng đo hoặc cốc đi kèm với thuốc hoặc sử dụng muỗng đặc biệt được dùng để đo lường thuốc.
- Trường hợp sử dụng viên nén hoặc viên nang phóng thích kéo dài cần nuốt trọn viên. Tuyệt đối không làm vỡ, nghiền nát, nhai hoặc mở thuốc ra.
Thuốc Chlorphenamine Maleat có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ các triệu chứng sau đây cần kịp thời gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Chlorpheniramin Maleat có thể làm mờ mắt, gây buồn ngủ.
- Thuốc Chlorphenamine Maleat kết hợp với các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
- Khi uống Chlorphenamine Maleat không nên dùng rượu, bia và các chế phẩm từ cồn hoặc thuốc an thần vì có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Chlorpheniramine.
- Chlorphenamine cũng có thể làm mờ mắt, hoặc tác động xấu suy nghĩ hoặc phản ứng của người dùng. Hãy cẩn thận khi lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi phải tập trung và quan sát kỹ.
- Ngoài ra, Chlorphenamine cũng ức chế chuyển hóa Phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc Phenytoin.
Những thông tin trên mới dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết cần gặp trực tiếp bác sĩ hoặc liên hệ theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/