Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt


Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng phải làm sao? Điều này khiến cho rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết, hãy cùng tham khảo nhé!

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng tối đa 2 tuần, trừ một số trường hợp trẻ khác sẽ làm cho rốn trẻ lâu rụng và ướt.

1. Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Những trường hợp trẻ sơ sinh bị ướt rốn những vẫn sinh hoạt ăn ngủ bình thường thì các mẹ không cần quá lo lắng vì có thể do mẹ chăm sóc rốn bé chưa đúng cách và dẫn đến rốn bé không khô, lâu rụng.

Đối với trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi thì các bậc phụ huynh nên cho bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời. Vì có thể do trẻ bị chồi hạch rốn đẫ đến rốn bé chậm rụng hơn và có tiết dịch, mùi hôi.

Xem thêm các bài viết liên quan

ron-tre-so-sinh-bi-uot
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt?

2. Trẻ sơ sinh bị ướt rốn phải làm sao?

Hướng dẫn cách chăm sóc khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Bước 1: Vệ sinh rốn sạch sẽ

Khi nhận thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt, mẹ nên dùng một miếng vải sạch mềm, bông, tăm bông hoặc gạc y tế để lau lên vị trí rốn cho khô bớt phần dịch đi. Dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh rốn trẻ.

Tiếp đến vệ sinh xung quanh phần da xung quanh rốn bé, việc này bình thường bạn vẫn làm.

Mẹ tuyệt đối không được dùng cồn hoặc cồn I ốt để vệ sinh rốn cho trẻ. Vì như vậy có thể làm cho các tế bào ở vùng rốn của bé bị tổn thương. Nên nhớ không dùng bất cứ loại thuốc nào để bôi lên rốn của trẻ, tránh trường hợp bị nhiễm trùng.

Bước 2: Giữ cho rốn bé luôn khô thoáng

Sử dụng nhiều cách để giúp cho rốn bé luôn khô thoáng và cần nhớ một số điều sau:

Khi vệ sinh rốn cho bé phải thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.

Quần áo mặc rộng, để không bị ma sát với phần rốn của trẻ.

Hạn chế để rốn bé tiếp xúc với không khí.

Bước 3: Theo dõi thường xuyên và nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng

Tuy rằng rốn trẻ rất hiếm khi bị nhiễm trùng nhưng không vì thế mà các mẹ bỏ qua những dấu hiệu này:

  • Da quanh vùng rốn bị sưng đỏ.
  • Ở gốc cuống rốn có chứa chất lỏng giống như mủ.
  • Rò rỉ ra bên ngoài chất dịch có mùi hôi.
  • Xuất hiện máu chảy ra.
  • Trẻ có triệu  chứng sốt.
  • Bụng bị sưng.
  • Trẻ quấy khóc khi bạn chạm tay vào rốn trẻ.

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng ở trên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên  khoa ngay và có thể dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết để kháng viêm làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

ron-tre-so-sinh-bi-uot
Mẹ hãy nhớ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách

3. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh bị ướt đúng cách

Việc chăm sóc vệ sinh đúng cách cũng sẽ hạn chế được các nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.  Thay băng rốn sẽ phải làm thường xuyên hàng ngày trong suốt quá trình rốn của bé đang rụng. Cụ thể như:

  • Chăm sóc đặc biệt cuống rốn: Cần luôn giữ cho cuống rốn của bé sạch sẽ và khô thoáng. Khi quấn tã thì hãy gấp bên dưới cuống rốn để rốn có thể tiếp xúc được với không khí bên ngoài và không bị cọ sát với tác dễ gây tổn thương. Tránh tuyệt đối việc để dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn của trẻ. Thường xuyên dùng bông gạc thấm cồn sát khuẩn và làm  sạch đáy rốn cho bé, mỗi ngày từ 1 - 2 lần.
  • Khi thời tiết nắng nóng: các mẹ hãy mặc tã bỉm chất liệu vải mềm thoáng mát để cho rốn của trẻ được nhanh khô hơn. Trong trường hợp cuống rốn đã rụng cũng không nên mặc quần áo bó sát vào phần rốn. Các mẹ cũng nhớ không được tự ý cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi sự gắn kết chỉ còn chút xíu và đã lỏng lẻo. Tốt nhất hãy để dây rốn tự rụng.
  • Tránh phần rốn khi tắm: mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi tắm cho trẻ để hạn chế tới mức tối đa các vi khuẩn không thể xâm nhập vào cơ thể trẻ. Việc không đảm bảo vệ sinh rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng phần cắt của dây rốn và gây nên bệnh uốn ván.Trong thời kỳ rốn của bé chưa rụng, nên cẩn thận không để nước thấm vào cuống rốn dễ gây nhiễm trùng. Các mẹ cũng nên tắm lần lượt từng bộ phận, từ đầu đến chân, không nên đặt bé vào thau. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ẩm vệ sinh cơ thể bé, tránh phần rốn.
  • Băng rốn đúng cách cho bé: Sau khi tắm, hãy thực hiện thay băng rốn cho trẻ ngay. Trước khi thực hiện thay băng rốn hãy nên dát trùng tay của mẹ bằng cồn 70 độ. Tiếp đến nên dùng tăm bông thấm dung dịch Povidine lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn và thay băng gạc mới và cố định chúng lại. Trong suốt quá trình thực hiện cần thao tác nhẹ nhàng. Mẹ cũng không nên băng rốn quá chặt vì có thể gây nhiễm trùng hoặc trẻ có cảm giác khó chịu. Việc vệ sinh rốn của bé cần được thực hiện hàng ngày cho đến khi cuống rốn khô và rụng.
  • Đừng nôn nóng khi rốn bé không rụng vào thời điểm dự tính. Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là rất khác nhau, vì vậy các mẹ không nên dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên. Đến khi cuống rốn rụng, các mẹ có thể phát hiện một chút máu trên tã, điều này là bình thường nên đừng vì quá lo lắng mà dùng các loại thuốc bôi hay rắc vào rốn bé nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cảm thấy lo lắng vì rốn bé chậm rụng hơn bình thường, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để khám.
  • Luôn quan tâm đến các dấu hiệu quanh rốn bé: Mỗi trẻ sẽ có những thời gian rụng rốn khác nhau. Đối với những trẻ chưa rụng rốn nhưng các sinh hoạt vẫn  diễn ra bình thường thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Ngược lại nếu thấy có dấu hiệu bất thường xung quanh vị trí rốn của trẻ như sưng tấy, rỉ dịch mủ vàng, chảy máu, sốt... thì nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm. 

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ có cách xử lý đúng đắn khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt và nên biết khi nào vấn đề trở nên nghiêm trọng, để kịp thời chữa trị. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu các bậc phụ huynh có thắc mắc hãy tham khảo những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để được giải đáp nhé!