Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cha mẹ cần nắm rõ những phản ứng sau tiêm chủng thường gặp ở trẻ nhỏ


Phản ứng sau khi tiêm chủng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, từ đó dẫn đến tâm lý phân vân không muốn đưa con đi tiêm phòng. Vậy các phản ứng sau tiêm chủng là gì? Việc theo dõi phản ứng sau tiêm chủng như thế nào?... Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu các thông tin bên dưới bài viết để giải đáp cho những thắc mắc nhé!

Đối với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời, tiêm chủng sẽ là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu các nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật. Mặc dù đây tiêm chủng không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn.

Phản ứng sau khi tiêm chủng là hiện tượng xảy ra các phản ứng bất lợi xảy ra ở các mức độ khác nhau, những tác dụng phụ gây anh hưởng đến sức khỏe của người sau khi tiêm chủng. Các phản ứng có thể ở mức độ nhẹ đến nặng hoặc nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân gây ra phản ứng sau tiêm chủng

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế thì có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến các phản ứng sau tiêm chủng như sau:

Nguyên nhân do vắc xin

Các thành phần có trong vắc xin sẽ khiến cho người dùng bị phản ứng, bao gồm tất cả các phản ứng thông thường và phản ứng hiếm gặp. Đối với những phản ứng ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi và các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc xin sẽ hiếm gặp hơn.

Do chất lượng vắc xin

Trong quá trình sản xuất vắc xin có thể xảy ra các khiếm khuyết, lỗi kỹ thuật do đó đây sẽ là nguy cơ làm gia tăng các phản ứng sau tiêm chủng.

Tuy nhiên nguyên nhân này sẽ rất hiếm khi xảy ra do các cơ sở sản xuất vắc xin đều áp dụng thực hành sản xuất tốt và có kiểm soát chất lượng chặt chẽ đối với từng lô vắc xin trước khi sử dụng. Chính điều này giúp giảm thiểu tới mức tối đa các phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra.

Do sai sót tiêm chủng

Có thể do quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng… đều là các hoạt động sai sót tiêm chủng dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng.

Nhưng hiện nay các lô vắc xin thường được bảo quản với nhiều thiết bị chuyên dụng, trong đó có những loại thiết bị theo dõi nhiệt độ được trang bị đầy đủ cho các tuyến trong tiêm chủng mở rộng.

phan-ung-sau-tiem-chung
Hầu hết các trẻ sau khi tiêm chủng sẽ có cảm giác đau tại vị trí tiêm

Do tâm trạng lo lắng khi tiêm chủng

Với nguyên nhân này thường xảy ra ở nhóm trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn hoặc các đợt tiêm chủng cho nhiều nhóm đối tượng. Phản ứng xảy ra do sự lo lắn quá mức với tiêm chủng.

Do cơ thể đã có tiền sử mắc các bệnh lý

Đối tượng được tiêm chủng đã có sẵn các bệnh lý cùng với đó là thời đểm tiêm chủng nên sẽ có nguy cơ cao gây ra các phản ứng sau tiêm chủng.

Đặc biệt đối với trẻ sẽ cần phải thực hiện tiêm chủng từ rất sớm. Trong giai đoạn này trẻ dễ bị mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bị nhiễm trùng,  có các dấu hiệu thần kinh kể cả nguy hiểm đe dọa đến tính mạng vì thế rất dễ bị quy do tiêm chủng.

2. Phân loại các phản ứng sau tiêm chủng

Căn cứ vào mức độ của từng trường hợp thì sẽ phân chia thành các loại phản ứng sau khi sử dụng vắc xin, cụ thể như:

Phản ứng sau tiêm chủng tại chỗ

Thông thường loại phản ứng này sẽ xảy ra sau khoảng vài giờ khi sử dụng vắc xin hoặc 1 ngày sau đó. Ngoại trừ trường hợp tiêm vắc xin sởi có thể bị nổi mề đay sau khi dùng vắc xin từ 6 – 12 ngày.

Các phản ứng xảy ra bao gồm: ở vị trí tiêm chủng bị đau, sưng tấy đỏ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, thân nhiệt cơ thể tăng nhẹ, thấy lạnh, đau cơ… Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3-6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

Tuy nhiên các triệu chứng này không cần điều trị và có thể tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, ít gây nguy hiểm cho người dùng vắc xin.

Phản ứng toàn thân

Sau khi tiêm chủng vài giờ hoặc 1 ngày thì trẻ có thể vị sốt. Triệu chứng này thường thấy sau khi tiêm chủng bệnh thương hàn hoặc ho gà. Cũng có những trường hợp sau tiêm chủng 5 – 12 ngày thì trẻ mới có dấu hiệu sốt (tiêm chủng sởi, quai bị).

Tình trạng sốt có thể suy giảm trong khoảng 1 – 2 ngày. Trường hợp sốt cao trên 39 độ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc hạ sốt.

Phản ứng ngoài da

Toàn thân xuất hiện các ban nổi mề đay, ngứa toàn thân trong khoảng 3 – 6 ngày đối với những trẻ có tiền sử hay bị dị ứng.

Các nốt mề đay, ban đỏ giống như ban sởi nhưng nhẹ hơn kèm theo đó là triệu chứng sốt. Phản ứng ngoài da này thường tự khỏi và không cần dùng thuốc.

Xem thêm các bài viết liên quan

phan-ung-sau-tiem-chung
Phản ứng sau tiêm chủng có thể là nổi ban trên bề mặt da

Nổi hạch, viêm hạch

Trẻ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng lao sẽ có nguy cơ cao mắc triệu chứng nổi hạch ở nách. Viêm hạch thường xuất hiện sau khi tiêm chủng từ 3 – 5 tuần. Tùy vào tình trạng và mức độ viêm hạch mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Đối với trường hợp viêm hạch đơn thuần thì không cần điều trị mà sau khoảng 1 tháng hạch nổi sưng to lên bằng hạt lạc, sờ vào cứng sẽ tự khỏi.

Còn viêm hạch hóa mủ với triệu chứng hạch to, sưng tấy, ấn vào thấy nhũn vì có mủ ở trong… Hạch này có thể tự vỡ, chảy mủ và sẽ khỏi dần sau khi được làm sạch hàng ngày nhưng cũng có trường hợp sẽ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật nạo mủ.

Tai biến thần kinh

Đây là phản ứng  sau tiêm chủng khá hiếm gặp với các triệu chứng nổi bật như bị co giật, đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Phần lớn các trẻ này có tiền sử co giật từ trước khi tiêm phòng ho gà.

3. Một số điều lưu ý để hạn chế các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bố mẹ kiểm soát tốt các triệu chứng có thể xảy phản ứng sau tiêm chủng, cụ thể như:

  • Sau khi trẻ tiêm phòng vắc xin, cha mẹ cần nán lại tại cơ sở tiêm trong khoảng 30 để theo dõi các triệu chứng. Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc con bị sốc sẽ xảy đến trong khoảng 7 – 10 phút sau tiêm chủng.
  • Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc trước đó đã từng bị sốc phản vệ thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước đó để nắm rõ các dấu hiệu sớm của sốc phản vệ nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Không nên đưa bé đang trong tình trạng ốm, sốt đi tiêm. Hãy để bé đi tiêm chủng khi sức khỏe hoàn toàn ổn định và khỏe mạnh.
  • Khi tiêm xong trở về nhà cha mẹ vẫn cần theo dõi thường xuyên cơ thể trẻ tại nhà. Cho bé uống nhiều nước lọc, bú mẹ nhiều hơn. Đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Trên đây là những thông tin do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ về các phản ứng sau tiêm chủng giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.