Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cảnh báo những tác dụng phụ khi dùng Ceftazidime


Thuốc kháng sinh Ceftazidime được khá nhiều người tin dùng. Tuy nhiên lạm dụng thuốc này hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Ceftazidime

Tìm hiểu công dụng của kháng sinh Ceftazidime

Tác dụng ngoại ý của thuốc Ceftazidime

Những tác dụng phụ của thuốc Ceftazidime phổ biến bao gồm:

  • Phát ban kèm theo sưng mặt, họng, lưỡi, …
  • Đi ngoài ra nước và có máu
  • Đau nhức khắp cơ thể, nhất là ở vết tiêm.
  • Màu da bị biến đổi, nhất là vùng da tay chân.
  • Trường hợp nặng có thể bị co giật, đôi khi bị lở loét trên môi hoặc phía trong miệng.
  • Xuất hiện triệu chứng vàng da, đôi khi bị phồng rộp
  • Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:
  • Ngứa ran hoặc bị cóng
  • Dịch tiết ở âm đạo nhiều kèm theo ngứa

Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội khẳng định đó không phải là danh sách đầy đủ những tác dụng phụ của thuốc. Khi gặp bất kỳ những phản ứng bất lợi nào với cơ thể, cần ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ để được xử lý và chuyển hướng điều trị kịp thời.

Sử dụng ceftazidime thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Cách dùng

  • Do Ceftazidime được tiêm theo đường tĩnh mạch nên chỉ có bác sĩ hoặc nhân viên Y tế mới có thể dùng thuốc này. Không nên tự ý dùng tại nhà. Nếu sử dụng, hãy học kĩ cách pha chế và các bước từ người có chuyên môn trước khi tiêm.
  • Ngoài ra, mọi người hãy kiểm tra bằng mắt thường trước khi dùng vì đôi khi có thể bị đổi màu sắc hoặc bị cặn. Khi có một trong hai dấu hiệu trên thì không được dùng. Thuốc phát huy tác dụng khi dùng với liều ở mức ổn định. Do đó, khoảng cách giữa số giờ uống thuốc là bằng nhau.
  • Sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm, bạn vẫn nên dùng tiếp cho hết liều mà bác sĩ chỉ định. Vì nếu dừng sớm quá thì có thể sẽ tái nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ngay.

Liều lượng

Liều dùng thuốc ceftazidime phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, tuổi tác của mỗi người; không có liều nào dùng chung cho tất cả các bệnh nhân. Vì vậy, những thông tin sẽ được cung cấp dưới đây không thể thay cho lời khuyên của nhân viên Y tế.

- Đối với người trưởng thành

  • Điều trị vãng khuẩn huyết: 6g/ ngày chia làm 3 lần, sử dụng trong 2 tuần tùy theo mức độ; nặng thì có thể được chỉ định tăng liều.
  • Mắc nhiễm trùng huyết: 6g/ ngày chia thành 3 lần
  • Bị viêm nội tâm mạc: 2g/ lần; ngày dùng 3 lần; dùng trong 6 tuần.
  • Nội mạc tử cung: tiêm duy trì ít nhất trong 1 ngày cho đến khi người bệnh không còn sốt và đau nhức.
  • Điều trị chứng giảm bạch cầu hạt: 6g/ ngày chia làm 3 lần; dùng trong 2 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng liều điều trị thay thế khác đã được kiểm chứng an toàn cho đến khi hết sốt và lượng bạch cầu trung tính không vượt quá 500mm3. Thời gian điều trị kéo dài bao lâu tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng.
  • Bị nhiễm trùng khớp: nên dùng trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn với liều cụ thể do bác sĩ quy định.

- Đối với trẻ em:

+ Bị vãng khuẩn huyết

  • 0 - 4 tuần tuổi: 60 – 100mg/kg/ ngày chia làm 2 lần nếu cân nặng mới sinh nhẹ hơn 1199g.
  • 1 tháng - 12 tuổi: tương tự như trên nhưng liều tối đa có thể lên 6g/ ngày.
  • 13 tuổi trở lên: giống với người lớn

+ Điều trị nhiễm trùng ổ bụng: 60 – 100mg/ ngày chia thành 2  lần.

+ Với những trẻ em bị xơ nang, viêm màng não, hệ miễn dịch kém, nhiễm trùng khớp,… cũng được dùng với liều tương tự như trên.

Ceftazidime

Xem thêm thành phần ở bao bì

>>> Kháng sinh Cefadroxil - liều lượng và cách dùng an toàn

>>> Thận trọng khi dùng kháng sinh Cefaclor điều trị nhiễm khuẩn

Lưu ý khi dùng ceftazidime

Bảo quản thuốc ceftazidime  đúng cách ở nơi có nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời; không để ở trong tủ lạnh, trên cửa sổ hay nhà tắm. Tốt nhất, mỗi gia đình nên sắm một tủ chuyên để đựng thuốc. Tủ này sẽ đặt cách mặt đất khoảng 1,5m để ngăn không cho trẻ em và thú nuôi với tới.

Mọi người cần học cách để vứt thuốc an toàn, tránh ô nhiễm nguồn nước. Chẳng hạn như không vứt thuốc xuống ống dẫn nước, toilet,…Hãy tham khảo ý kiến của các công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc đúng nơi và đúng quy trình.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng ceftazidime:

  • Bị dị ứng với thành phần của thuốc này hoặc thuốc khác
  • Mẫn cảm với bất kỳ hóa chất hoặc thuốc nhuộm.
  • Đang có vấn đề về sức khỏe và đang dùng loại thuốc nào đó để điều trị; nhất là dạ dày, tiểu đường,...
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kì báo cáo nào kết luận những tác dụng có hại của thuốc đối với trường hợp này nhưng cùng một lúc liên quan đến 2 tính mạng nên không thể không cân nhắc kỹ càng. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, nghĩa là khi lợi ích nhiều hơn các yếu tố nguy cơ.

Tương tác thuốc

Có những loại thuốc không thể dùng đồng thời cùng thuốc này vì có thể xảy ra phản ứng tương tác, ngay cả khi chúng là những thảo dược tự nhiên. Trước khi dùng, cần lên danh sách những loại thuốc đang dùng hoặc mới dùng trong thời gian gần đây, nhất là những loại sau:

  • Cefaclor, cefadroxil (Duricef), penicillin
  • Cefamandole (Mandol), cefdinir (Omnicef)
  • cefazolin (Ancef, Kefzol), cefepime (Maxipime), Cefixime (Suprax), cefditoren (Spectracef),
  • Cefmetazole (Zefazone), cefoperazone (Cefobid), Cefonicid (Monocid), cefotaxime (Claforan),
  • Cefpodoxime (Vantin), cefprozil (Cefzil),
  • Cefoxitin (Mefoxin), ceftibuten (Cedax),
  • Ceftriaxone (Rocephin), ceftizoxime (Cefizox),
  • Cephalexin (Keflex), cefuroxime (Ceftin, Kefurox, Zinacef),
  • Cephradine (Velosef), cephapirin (Cefadyl), loracarbef (Lorabid), …
  • Tương tác thuốc ceftazidime với thực phẩm: một số loại thực phẩm có khả năng làm giảm sự hấp thu của thuốc. Do đó, hãy tuân thủ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đã xây dựng cho bạn. Ngoài ra, nên hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá vì chúng rất có hại cho sức khỏe, nhất là khi đang điều trị bệnh.

Những lưu ý khác

  • Chọn mua thuốc ở những cơ sở uy tín là điều cần thiết trong tình trạng thuốc giả, thuốc nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường hiện nay.
  • Khi mua, hãy xem kĩ hạn sử dụng, mã vạch cũng như sự nguyên vẹn của bao bì. Nếu có thể, mọi người hãy dùng phần mềm hỗ trợ check mã vạch. Nếu thuốc giả sẽ không check được mã ở trên này.
  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ tờ giấy thông tin đó để sau này đọc lại khi cần.
  • Dùng theo chỉ định của bác sĩ; không được tự ý thay đổi liều lượng trừ khi được yêu cầu làm như vậy. Nếu quên một liều, có thể bỏ qua nhưng tuyệt đối không được phép gấp đôi liều vì có hại cho sức khỏe.

Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hay nhân viên Y tế. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của Dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì. Để biết thêm chi tiết có thể liên hệ tới:

Cao đẳng Y dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc thạch theo địa chỉ:

Cơ sở đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội: Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.156.9898

Website: caodangykhoaphamngocthach.com