Thuốc Diltiazem có tác dụng giảm đau tim, ngực, ngăn ngừa bệnh đột quỵ, điều trị tích cực cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định, nhất là khi dùng không đúng cách hoặc lạm dụng nó.
Diltiazem dạng viên với hàm lượng 60mg
>>> Các tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh Cefotaxim
>>> Kháng sinh Cefpirome - Liều lượng và cách dùng dùng an toàn
Diltiazem là thuốc gì?
Diltiazem là loại thuốc thuộc nhóm chẹn canxi, hoạt động bằng cách thư giãn các huyết mạch trong tim và cơ thể để giúp máu lưu thông dễ hơn. Nó cũng giúp giảm nhịp tim, giảm và giữ ổn định huyết áp. Ngoài ra, thuốc có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp khác chưa được liệt kê trong hướng dẫn dùng thuốc này.
Diltiazem có các dạng với hàm lượng cụ thể như sau:
- Viên nang phóng thích kéo dài 12 giờ, dạng uống, như hydrochloride:
- Dilt-XR: 120 mg, 180 mg, 240 mg.
- Diltiazem HCl CD: 360 mg.
- Diltiazem: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg.
- Tiazac: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg, 420 mg.
- Hỗn dịch tiêm tĩnh mạch: 25 mg/5 ml (5 ml); 50 mg/10 ml (10 ml), 125 mg/25ml (25 ml).
- Taztia XT: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg.
- Dung dịch pha, tiêm tĩnh mạch: 100 mg.
- Viên nén uống: Cardizem: 30 mg, 60 mg, 90 mg, 120 mg.
- Viên nén phóng thích nhanh 24 giờ, uống:
- Cardizem LA: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg, 420 mg.
- Mat Zin LA: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg, 420 mg.
- Cardizem CD: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg, 360 mg.
- Cartia XT: 120mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg.
- Dilacor XR: 240 mg.
- Dilt-CD: 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg.
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với diltiazem hoặc với bất kỳ tá dược nào
- Hội chứng xoang bị bệnh trừ khi có máy tạo nhịp thất hoạt động
- mang thai; phụ nữ có khả năng sinh con
- Cho con bú
- Suy tim sung huyết
- Hẹp động mạch chủ nặng
- Sốc tim
- Hạ huyết áp nặng (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg)
- Khối AV độ hai hoặc độ ba trừ khi có máy tạo nhịp thất hoạt động
- Nhịp tim chậm nghiêm trọng (dưới 50 nhịp mỗi phút)
- Suy thất trái với xung huyết phổi
- Sử dụng đồng thời truyền dantrolene
- Kết hợp với ivabradine porphyria cấp tính.
- Người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng
Cách sử dụng thuốc diltiazem
- Uống nguyên viên Diltiazem, kèm hoặc không kèm thức ăn tùy ý; không nghiền nát, nhai nhỏ vì tăng tác dụng phụ.
- Nếu khó nuốt viên nang thì có thể mở ra và rắc cẩn thận vào khoang miệng, nuốt hết thuốc ngay lập tức.
- Những trường hợp nặng có thể tăng liều nhưng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên dùng thường xuyên với thời gian dài mới thấy được những tác dụng tích cực của thuốc
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM ««<
Diltiazem dạng dung dịch
Liều dùng Diltiazem ra sao?
Liều dùng thuốc Diltiazem được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, tuổi tác, giới tính,...Vì vậy, những thông tin sẽ được cung cấp dưới đây không tốt hơn ý kiến của bác sĩ. Hãy hỏi họ trước khi quyết định dùng.
Người lớn trị huyết áp cao, cuồng động tâm nhĩ, rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh:
- Dạng uống: ban đầu 30-60 mg; ngày uống 3 - 4 lần; rồi duy trì 180-360 mg uống một ngày chia thành nhiều lần.
- Dạng thuốc phóng thích chậm: Liều đầu: 60-360mg/ ngày/ 2 lần; duy trì 240-360 mg/ngày.
- Dạng thuốc phóng thích có kiểm soát: Liều đầu: 120-240 mg/lần/ ngày rồi duy trì 240-360 mg/ ngày/ lần..
- Dạng thuốc phóng thích kéo dài: Liều đầu:120-240 mg/lần/ ngày; duy trì: 240-480 mg/ lần/ ngày.
- Dạng thuốc tác dụng kéo dài: Liều đầu: 120-240 mg/ lần/ ngày; duy trì: 240-420 mg/lần/ ngày.
- Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch: Liều đầu: 0,25 mg/kg tiêm trên 2 phút. Liều thứ hai 0,35 mg/kg có thể được sử dụng nếu cần thiết. Liều đầu: dùng 5mg/giờ; liều duy trì: 5mg/giờ - 15mg/giờ.
Điều trị suy tim sung huyết/ đau thắt ngực:
- Dạng uống: Liều đầu:30-60 mg/ ngày chia làm 3 - 4 lần.
- Liều duy trì: 180-360 mg/ ngày chia thành nhiều lần.
- Dạng thuốc phóng thích chậm: Liều đầu: 60-360mg/ ngày; duy trì: 240-360 mg/ngày.
- Dạng thuốc phóng thích có kiểm soát: Liều đầu: 120-240 mg/lần/ ngày; duy trì 240-360 mg/ lần/ ngày.
- Dạng thuốc phóng thích kéo dài: Liều đầu: 120-240 mg/ lần/ ngày; duy trì: 240-480 mg/ lần/ ngày.
- Dạng thuốc tác dụng kéo dài: Liều đầu: 120-240 mg/ lần/ ngày; duy trì: dùng 240-420 mg/ lần/ ngày.
Đối với trẻ em: liều lượng và tính an toàn vẫn chưa được kiểm chứng và xác định. Vì vậy, trước khi quyết định dùng thuốc cho con trẻ, hãy hỏi kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Dùng thuốc diltiazem có thể gây ra những tác dụng phụ gì?
Một số tác dụng phụ của thuốc diltiazem mà bạn có thể gặp trong quá trình điều trị bệnh nhu là:
- Cảm giác buồn nôn kèm theo hoa mắt chóng mặt
- Suy nhược cơ thể, sưng mặt và các bộ phận xung quanh
- Phát ban da, phồng rộp, đỏ
- Tay chân sưng tấy
- Khó thở, tim đập chậm, ngất xỉu
- Đau bụng trên, nước tiểu đậm màu, có mùi
- Da mắt, da mặt vàng
- Sốt cao, đau họng, bỏng rát mắt, da
- Ho, khó thở
Đó là chưa kể hết những tác dụng ngoại ý của thuốc này. Tất nhiên không phải ai cũng gặp phải nhưng nếu không may xuất hiện các triệu chứng trên, cần dừng việc uống thuốc và nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được chuyển hướng điều trị kịp thời.
Diltiazem có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Dược sĩ đến từ Cao đẳng Y dược TPHCM liệt kê một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Diltiazem như sau:
- Acebutolol; Afatinib; Alprenolol; Amiodarone;
- Aprepitant; Atazanavir; Atenolol; Atorvastatin;
- Betaxolol; Bevantolol; Bisoprolol; Bosutinib; Bucindolol;
- Meloxicam; Methylprednisolone; Felbinac;
- Fenoprofen; Fepradinol; Feprazone;
- Floctafenine; Axit flufenamic; Flurbiprofen;
- Fosaprepitant; Fosphenytoin;
- Guggul; Ibuprofen;
- Ibuprofen lysine; Indinavir; Indomethacin;
- Ketoprofen; Phenytoin; Carbamazepine;
- Carteolol; Carvedilol; Celiprolol;
- Ceritinib; Clarithromycin; Clonidine;
- Clopidogrel; Clozapine; Crizotinib;
- Dabigatran etexilate; Dantrolene;
- Atazanavir; benzodiazepines, chẹn beta như atenolol, labetalol (Trandate),
- Metoprolol,nadolol,propranolol, buspirone
- Carbamazepine, cimetidine, cyclosporine, digoxin
- Lovastatin; quinidine và rifampin
- Droperidol; Eliglustat; Erythromycin;
- Esmolol; Everolimus; Fentanyl; Fingolimod;
- Hydrocodone; Ibrutinib; Idelalisib;
- Ifosfamide; Ivabradine; Labetalol;
- Lacosamide; Levobunolol; Lovastatin;
- Lurasidone; Mepindolol; Metipranolol;
- Metoprolol; Nha phiến trắng;
- Domperidone; Doxorubicin; Doxorubicin hydrochloride liposome;
- Morphine sulfate liposome; Nadolol;
- Nebivolol; Nilotinib; Nintedanib;
- Oxprenolol; Penbutolol; Pindolol; Simvastatin;
- Sotalol; Wort St John; Talinolol;
- Tertatolol; Timolol; Piperaquine;
- Amtolmetin guacil; Aspirin;
- Bromfenac; Bufexamac; Buspirone;
- Celecoxib; Choline salicylate; Cilostazol;
- Pixantrone; Pomalidomide; Propranolol;
- Ranolazine; Romidepsin; Siltuximab; Simeprevir;
- Tolvaptan; Topotecan; Trabectedin;
- Vilazodone; Aceclofenac Midazolam;
- Moricizine; Morniflumate; Nabumetone;
- Naproxen; Nepafenac; Nevirapine;
- Nifedipine; Axit niflumic; Nimesulide; Oxaprozin;
- Oxyphenbutazone; Parecoxib;
- Phenylbutazone; Acemetacin; Alfentanil;
- Alfuzosin; Digoxin; Dipyrone;
- Dutasteride; Efavirenz; Enflurane;
- Etodolac; Etofenamate; Etoricoxib;
- Cimetidine; Clonixin; Colestipol; Cyclosporine;
- Dalfopristin; Proquazone; Quinupristin;
- Rifampin; Rifapentine; Ritonavir;
- Rofecoxib; Axit salicylic; Salsalate;
- Sirolimus; Sodium salicylate;
- Sulindac; Tacrolimus;Tenoxicam;
- Axit tiaprofenic; Axit tolfenamic;
- Tolmetin; Triazolam; Valdecoxib.
- Dexibuprofen; Dexketoprofen;
- Diclofenac; Diflunisal; Digitoxin;
- Ketorolac; Lithium; Lornoxicam;
- Loxoprofen; Lumiracoxib;
- Meclofenamate; Axit mefenamic;
- Piroxicam; Pranoprofen; Proglumetacin; Propyphenazone;
Để đảm bảo an toàn, hãy liệt kê danh sách tất cả những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ, kể cả những thảo dược tự nhiên. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt mà bác sĩ đã chỉ định đồng thời từ bỏ thuốc lá, rượu bia.
Thông tin liên hệ Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tại:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 4A, 6A, 8A Nguyễn Thái Sơn - Phường 3 - Quận Gò Vấp - TP. HCM.
- Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0899 955 990 - 0969 955 990
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/