Khi thời tiết chuyển mùa trẻ nhỏ sẽ rất dễ dàng bị mắc các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm… Các triệu chứng này thường kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể biến chứng nguy hiểm hơn. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn các thông tin về bệnh viêm đường hô hấp trên.
Đường hô hấp trên được tính từ mũi đến thanh quản (bao gồm toàn bộ mũi, họng và thanh quản) các cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí, cũng chính điều này sẽ làm cho các bộ phận này dễ chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn… khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp trên sẽ gây ra một số bệnh như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa...
1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ phần lớn là do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Virus Rhino, Corona, Adeno,virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV. Vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp tren ở trẻ em thường gặp là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm….
Bên cạnh các nguyên nhân ở trên thì còn có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ em như:
- Môi trường: dị ứng thời tiết, dị ứng với khói bụi, do tác động của các hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào…
- Sức đề kháng của trẻ: trẻ càng nhỏ sẽ càng có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị mắc các bệnh. Đặc biệt là những trẻ dưới 1 năm tuổi.
- Thời tiết: Bệnh sẽ xuất hiện phổ biến trong những lúc chuyển mùa đông – xuân.
- Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Khu vực nhà chật hẹp, ẩm thấp, tiếp xúc với khói…
Xem thêm các bài viết liên quan
- Tác dụng của dầu dừa đối với tóc và những cách thực hiện đơn giản
- Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi? Cách điều trị ra sao?
- Cách hạ sốt và chăm sóc cho trẻ an toàn các mẹ cần biết ghi nhớ!
- Bệnh tiền tiểu đường là gì? Có cách nào để phòng ngừa bệnh tiền tiểu đường không?
Triệu chứng nhận biết của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Cha mẹ nên quan tâm đến các biểu hiện của trẻ để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị sớm, kịp thời:
- Sổ mũi hoặc bị nghẹt mũi.
- Trẻ thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, quấy khóc.
- Thân nhiệt trẻ tăng cao, sốt hoặc có các cảm giác ớn lạnh.
- Các cơn ho ở nhiều dạng như ho khan, ho kéo dài, có đờm, ho từng cơn…
- Đa phần các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ.
2. Cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên thì nên theo dõi các cách điều trị bệnh ở dưới đây:
Điều trị bằng thuốc tân dược
Việc dùng thuốc tân dược thì tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có được chỉ định chính xác và phù hợp hơn với thể trạng và mức độ bệnh của từng người.
Hầu hết các trường hợp mà dùng thuốc tân dược cần tuân thủ theo đúng liều dùng, tần suất sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng.
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn có thể áp dụng một số những phương pháp dưới đây để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu gây ra cho bé:
Trường hợp trẻ bị ngạt mũi hoặc chảy nước mũi nhiều:
- Cha mẹ nên dùng khăn mềm và sạch để giúp làm thông thoáng mũi cho bé.
- Sử dụng nước muối chuyên dụng dành cho trẻ em để nhỏ vào mũi của trẻ nhằm làm loãng chất nhầy có trong mũi. Tiếp đến dùng các dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra khỏi mũi. Việc làm sạch chất nhầy có trong mũi cần làm, đặc biệt trước khi trẻ ăn hoặc bú để tránh trường hợp trẻ bị nôn trớ khi ăn uống.
- Khi thời tiết lạnh thì hãy chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Lưu ý: tuyệt đối không nên dùng quá nhiều nước muối sinh lý vì sẽ dễ gây teo niêm mạc mũi và luôn bế bé ở tư thế cao để cho bé dễ thở hơn.
Trường hợp trẻ bị sốt cao:
- Trẻ sốt trong khoảng 37,5 - 38,5 độ C: Dùng nước ấm hoặc mát (tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài) để lau ở vùng nách, bẹn, trán, lưng. Bên cạnh đó cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Thường xuyên theo dõi cơ thể trẻ.
- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C: Tiếp dùng khăn mềm, thấm nước lau lên các vùng trên cơ thể để nhằm làm mát. Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol với liều lượng theo đúng chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ. Lặp lại liều hạ sốt thứ 2 sau khoảng 4 - 6 tiếng nếu trẻ vẫn sốt trên 38,5 độ C.
Trường hợp trẻ bị ho:
- Các bậc cha mẹ cũng có thể cho bé uống một chút mật ong pha loãng, hoặc cho trẻ ăn quất hấp với đường kính và gừng cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
- Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị nôn, trớ:
- Khi trẻ bị nôn, bạn hãy cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên, làm sạch chất nôn ở miệng, mũi, họng,...Nếu trẻ bị nôn nhiều kèm theo mắt trũng, da nhăn nheo, trẻ mệt li bì thì nên mang bé đến ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Nhiều người vẫn lo lắng không biết viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Như vừa nói ở trên, đây là một bệnh thông thường lành tính. Nhưng nếu bạn thấy một trong những triệu chứng sau đây thì hãy đưa bé đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
- Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực... đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
- Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 - 5 ngày.
Đây là những biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ do Cao đẳng Dược Chính Quy chia sẻ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác và hiệu quả hơn!