Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Cách điều trị và giảm nguy cơ mắc bệnh ra sao?


Nguyên nhân gây mù lòa ở nhiều nước phát triển trên thế giới trong đó có Việt Nam chính là bệnh võng mạc tiểu đường. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào thì bạn đọc theo dõi dưới bài viết để biết  thông tin chi tiết hơn về căn bệnh này. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng bệnh lý với các tổn thương xảy ra ở võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.

Bệnh võng mạc được chia làm 2 loại

  • Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: Tình trạng mạch máu võng mạc vị tắc nghẽn hoặc biến dạng.  Trong các mạch máu bất ngờ xuất hiện những dịch, chất béo, protein rò rỉ và làm cho phù nề võng mạc do đó người bệnh sẽ thấy suy giảm về thị lực.

  • Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh: Khi xuất hiện các mạch máu trên bề mặt của võng mạc với cấu trúc bất thường. Có thể xảy ra trường hợp chảy máu những mạch máu này. Loại bệnh này có thể để lại hậu quả nặng nề như bong võng mạc, tách ra của các lớp võng mạc.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-vong-mac-tieu-duong
Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc là gì?

1. Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc

Nguyên nhân người bệnh mắc bệnh võng mạc tiểu đường là do lượng Glucose trong máu ở mức cao kéo dài sẽ là nguyên nhân chặn các mạch máu  nhỏ nuôi dưỡng sức khỏe võng mạc. Lúc này đôi mắt của người bệnh sẽ cố gắng sản sinh ra các mạch máu nhỏ mới tuy nhiên chúng khó có thể phát triển bình thường như những mạch máu nhỏ trước đó.

Thời gian người bệnh bị tiểu đường càng lâu thì nguy cơ dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường càng cao. Thường thì ở những bệnh nhân ngoài 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường thì tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường lên đến 50% sau 10 năm và tỷ lệ sẽ lên đến 90% nguy cơ mắc bệnh sau 30 năm.

Người bị bệnh tiểu đường càng nặng thì kéo theo đó sẽ là bệnh võng mạc tiểu đường càng bị tổn thương nặng hơn do có nhiều mạch máu bị tắc nghẽn hơn theo thời gian. Và nếu điều trị bệnh không kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng xấu hơn là bị mù, hỏng mắt.

Ngoài những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc:

  • Thời gian mắc tiểu đường là yếu tố rất quan trọng, cùng với đó nếu thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Trường hợp các bệnh  nhân đã được chẩn đoán  mắc tiểu đường trước khi 30 tuổi thì sẽ có tỷ lệ mắc mắc bệnh võng mạc khoảng 50% trong vòng 10 năm và  khoảng 90% sau 30 năm.  
  • Bên cạnh đó lượng đường máu cao, tăng huyết áp, suy thận, mất bù trừ của tim, tuổi bệnh nhân, tuổi bắt đầu bị tiểu đường càng trẻ thì càng nặng, thai nghén, béo phì, nghiện thuốc lá.... tất cả những yếu tố này sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đường đến sớm hơn và phát triển nhanh chóng trong thời gian gần.

2. Dấu hiệu của bệnh võng mạc tiểu đường

Thường người bệnh sẽ rất ít khi quan tâm tới diễn biến của tình trạng bệnh tiểu đường và cũng không hề chú ý đến những biểu hiện lạ của cơ thể đặc biệt là mắt. Theo dõi những dấu hiệu dưới đây để biết và đi khám để tránh bị mất hẳn thị lực về căn bệnh tiểu đường này:

  • Khả năng nhận biết màu sắc bị ảnh hưởng: tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Cụ thể hơn là người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể phân biệt được.

  • Mắt nhìn mọi vật xung quanh rất mờ, nhìn xa bị nhòe là dấu hiệu thường gặp ở bệnh này tuy nhiên người bệnh thường bỏ qua dấu hiệu này do tính chủ quan luôn thường trực ở mỗi người chúng ta.

  • Người bệnh luôn cảm thấy có các vệt sáng li ti, những đốm đen chuyển động trước mắt.

  • Mắt thường bị nhòe, xuất hiện gỉ mắt mỗi khi đọc sách báo hoặc lái xe.

  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng hay nói cách khác là sợ nhìn thấy ánh sáng do mắt bị tổn thương.

Đó là các dấu hiệu nhận biết của bệnh võng mạc tiểu đường có những dấu hiệu chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

3. Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Đầu tiên trước khi điều trị bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật y tế để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh:

Để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ dãn đồng tử để soi đáy mắt điều này sẽ giúp phát hiện ra những tổn thương võng mạc khi bị mắc võng mạc tiểu đường làm cho thị lực của bạn bị ảnh hưởng. Đây là cách duy nhất để phát hiện bệnh.

Bên cạnh đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm có liên quan như: chụp mạch huỳnh quang, chụp OCT để quan sát rõ hơn và theo dõi bệnh

Theo giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì có rất nhiều các phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường nhưng thường gặp bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng những phương pháp phổ biến sau:

  • Laser quang đông võng mạc: là biện pháp điều trị bằng laser để làm liền vết rách trên võng mạc hoặc để làm co lại những mạch máu có hại và bị tổn thương, vốn được hình thành do những bệnh về mắt như biến chứng tiểu đường. Tác dụng của phương pháp này phá hủy các tổ chức tân mạch võng mạc ngăn chặn xuất huyết dịch kính võng mạc và phù hoàng điểm, từ đó, có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Thủ thuật nào thì cũng sẽ có những tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn nên người bệnh cần nghe thật kỹ tư vấn của bác sĩ và có thắc mắc gì thì hỏi ngay.

  • Tiêm nội nhãn các thuốc chống tân mạch và các thuốc chống phù hoàng điểm

  • Phẫu thuật cắt dịch kính: phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch kính trong mắt người bệnh. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hoặc giai đoạn cuối khi bệnh đa quá trầm trọng.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương võng mạc, tình trạng sức khỏe đáp ứng điều trị để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

benh-vong-mac-tieu-duong

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường, hoặc giúp ngăn ngừa bệnh nặng hơn, bằng cách:

  • Người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol thì sẽ ngăn ngừa được phần nào những biến chứng nặng nề của bệnh.

  • Bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thời gian mà không để bệnh làm phiền, hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp ổn định. Hãy hỏi bác sĩ để biết các chỉ số an toàn của đường máu và đường huyết mà bạn cần có là gì nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như thuốc lá, béo phì…
  • Sử dụng đúng liều lượng thuốc tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đi kiểm tra mắt thường xuyên và xét nghiệm máu để nắm rõ tình trạng tiểu đường và diễn biến bệnh ở mắt như thế nào để thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp hơn với mức độ mắc bệnh.

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều dinh dưỡng nhưng ít chất béo nhằm hạn chế cholesterol có trong cơ thể, hạn chế sử dụng rượu, bia và tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe.

Bệnh võng mạc tiểu đường là bệnh thường xảy ra đối với người lớn tuổi nhiều hơn. Cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh nếu thấy có các biểu hiện lạ về mắt. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều các kiến thức hữu ích về sức khỏe. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh còn thắc mắc có thể hỏi trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.