Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viêm cầu thận lupus được điều trị bằng những phương pháp nào?


Bệnh viêm cầu thận lupus là gì? Có nguy hiểm không? Dùng kỹ thuật nào để chẩn đoán, điều trị bệnh?... Tất cả những thắc mắc về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

1. Viêm cầu hận lupus là gì?

Viêm cầu thận lupus là tình trạng thận của bạn bị viêm. Thông thường những người mắc lupus có tổn thương cầu thận sẽ mắc viêm cầu thận lupus. Bệnh xảy ra khi các kháng thể và bổ thể tích tụ trong thận gây ra viêm.

Theo thống kê có khoảng 60% người bị lupus sẽ phát triển và biến chứng thành viêm cầu thận. Khi bị viêm thận, chúng không thể hoạt động bình thường và có thể rò rỉ protein. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời viêm thận lupus có thể dẫn đến suy thận.

Đối với những người bị lupus ban đỏ hệ thống thì hệ  miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng và khi đó sản sinh ra c ác kháng  thể chống lại và tiêu diệt  tế bào của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan thận. Những sự tấn công này sẽ vô tình gây ra các vấn đề liên quan đến thận như viêm cầu thận lupus, suy thận.

Viêm cầu thận lupus có thể phát triển trong khoảng 5 năm đầu sau khi có các triệu chứng của bệnh lupus xuất hiện. Độ tuổi bị gây nhiều ảnh hưởng nhất là từ 20 – 40 tuổi.

Giai đoạn đầu của bệnh viêm cầu thận lupus sẽ xuất hiện ít các triệu chứng để phát hiện rõ ràng. Nhưng những triệu chứng dễ nhận biết như trọng lượng cơ thể tăng, sưng ở chân, mắt cá chân, chân tay hoặc mí mắt… Tình trạng phù của từng người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Bên cạnh đó sẽ thấy bọt trong nước tiểu hoặc màu thay đổi đỏ. Các dấu hiệu của viêm cầu thận sẽ được chẩn đoán chính xác hơn nếu thực hiện các  xét nghiệm nước tiểu lâm sàng.

Xem thêm các bài viết liên quan

viem-cau-than-lupus
Viêm cầu thận lupus là gì?

2. Bệnh viêm  cầu thận lupus có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận lupus là căn bệnh có thể phát triển khá nhanh theo từng đợt, đợt sau sẽ nặng hơn đợt trước. Do đó sẽ gây ra các ảnh hưởng đến những cơ quan như thận, tim  mạch, hệ máu, thần kinh, hô hấp… cụ thể như:

  • Đối với phổi: Người mắc bệnh có các triệu  chứng bị suy hô hấp dẫn đến khó thở do bị viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Đối với máu: cơ thể xuất hiện các triệu  chứng xuất huyết, thiếu máu do bệnh viêm cần thận lupus gây ra. Nếu kéo dài trong suốt một thời gian sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, nghiêm trọng hơn nếu như  bị xuất huyết não, chèn ép não.
  • Đối với tim: người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim. Trong thời gian dài có thể gây suy tim mãn tính hoặc đe dọa đến tính mạng con người nếu bị trụy mạch.
  • Đối với hệ thần kinh: Người bệnh có thể bị mắc các rối loạn tâm thần, co giật.
  • Đối với thận: đây cũng là một biến chứng khá phức tạp vì chúng có thể gây phản ứng viêm cầu thận dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh còn gặp phải các biến chứng khác trong quá trình điều trị bằng thuốc. Do đó dễ mắc các tác nhân lây nhiễm khiến cho tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhanh.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận lupus

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm cầu thận lupus

Căn cứ vào các triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh. Hiện nay có một số kỹ thuật được dùng trong chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Để đo được hai thành phần chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể như nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Nhờ vào đó mà xác định được bệnh nhân đang mắc bệnh ở mức độ nào.
  • Thu thập nước tiểu 24 giờ. Xét nghiệm này đo khả năng lọc chất thải chọn lọc của thận. Nó xác định có bao nhiêu protein xuất hiện trong nước tiểu 24 giờ;
  • Xét nghiệm nước tiểu:   là một phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu, dùng để phát hiện và quản lý một số những rối loạn, tình trạng bệnh như  bệnh thận. Kết quả xét nghiệm bất thường có thể cho thấy tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
  • Xét nghiệm độ thanh thải Iothalamate: Đây được coi là xét nghiệm chính xác nhất về tốc độ lọc của thận. Kỹ thuật này sử dụng một chỉ số dùng để đánh giá tình trạng hoạt động chức năng của thận qua việc đánh giá chỉ số thanh lọc của một số chất trong cơ thể như creatinin, ure.... Xét nghiệm sẽ được thực hiện Iothalamate phóng xạ được tiêm vào máu của bạn. 
  • Sinh thiết thận: là một kỹ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định các dấu hiệu của tổn thương hoặc bệnh lý. Sinh thiết thận qua da là một phương pháp an toàn, tuy nhiên vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như chảy máu, đau hoặc các biến chứng khác.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra một hình ảnh chi tiết của thận. Bác sĩ sẽ tìm kiếm bất cứ điều gì bất thường ở kích thước và hình dạng của thận.
viem-cau-than-lupus
Thuốc là phương pháp chủ yếu được dùng trong điều trị bệnh viêm cầu thận lupus

Phương pháp điều trị

Khi đã có kết quả chẩn đoán lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu như:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như: Ibuprofen, Nimesulide, Aspirin, Naproxen,... Nhóm thuốc này sẽ điều trị tốt các triệu chứng có thể xảy ra ở cơ và khớp. Tuy nhiên cần thận trọng  khi dùng thuốc, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn để hạn chế kích ứng dạ dày có thể xảy ra.
  • Đối với những trường hợp bệnh nặng thì sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid. Nhưng cần lưu ý tác dụng phụ xảy ra trong suốt quá trình điều trị như:  gây viêm loét dạ dày tá tràng,tăng đường máu, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, ức chế tuyến thượng thận,...  Tốt nhất nên uống thuốc vào buổi sáng sau khi đã ăn no.
  • Các loại thuốc chống sốt rét như Chloroquine,  Hydroxychloroquine có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
  • Một số loại thuốc gây ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun), Azathioprine (Imuran),... có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh chỉ được sử dụng khi không thể đáp ứng với các loại thuốc trên.

Lưu ý: Để hạn chế tới mức tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra thì trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý thay đổi liều hoặc bỏ ngang quá trình điều trị.

Ngoài ra bạn cần ngăn ngừa và điều trị sớm lupus ban đỏ để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh cầu thận. Một vài các biện pháp giúp thay đổi lối sống lành mạnh như:

  • Uống đủ nước để giữ độ ẩm tốt. Đủ lượng nước để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. 
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: ăn các món chứa ít natri, đặc biệt với những người tăng huyết áp, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, bởi đây là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe ở mức ổn định nhất, tăng cường sức đề kháng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid, bởi việc làm này cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của bệnh.

Những thông tin bài viết được Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội  chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức y khoa về căn bệnh viêm cầu thận lupus. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ dẫn của những bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có thắc mắc về biểu hiện của bệnh này, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!