U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường và khác hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Người bệnh mắc u tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?... Bài viết bên dưới sẽ giải đáp đầy đủ, chi tiết các thắc mắc của bệnh u tuyến nước bọt.
Tuyến nước bọt thường nằm ở phía sau của khoang miệng với nhiệm vụ chủ yếu là tiết nước bọt giúp ích cho việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Tuyến nước bọt chính thường nằm ở vị trị tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Còn các tuyến phụ sẽ nằm ở vòm miệng kéo dài dọc trong khoang miệng, xoang mũi. Tuy nhiên các tuyến này chỉ có thể quan sát thấy dưới kính hiển vi.
Khi mắc u tuyến nước bọt thì có thể lành tính hoặc ác tính. Tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt hàng năm trên thế giới khoảng 0,4 – 6,5 ca/ 100.000 dân.
Ở Việt Nam, theo thống kê có khoảng 0,6 – 0,7 ca u tuyến nước bọt/ 100.000 dân. Trong đó u tuyến mang tai là 70%, tuyến dưới hàm là 8%, còn lại 22% gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ. Có đến 75% u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính.
1. Nguyên nhân gây ra u tuyến nước bọt
Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bị u tuyến nước bọt nhưng theo nhiều nghiên cứu thì có thể do một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chúng. Những đột biến này cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng.Khi đó những tế bào khác sẽ chết và tế bào đột biến còn tiếp tục sống. Tiếp đến các tế bào tạo thành khối u xâm lấn mô gần đó.
- Bên cạnh đó một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh u tuyến nước bọt như:
- Trước đó người bệnh đã thực hiện phẫu thuật ổ bụng.
- Mắc bệnh lý về xơ gan.
- Có tiền sử mắc các bệnh ung thư khác.
- Bị mắc nhiễm trừng tuyến nước bọt.
- Hội chứng Sjogren.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Cách xử lý vết trầy chân do bị té xe nhanh chóng lành và không để lại sẹo
- Tác dụng của rau răm là gì? Có những lưu ý và tác hại gì cần tránh?
- Cắt mí mắt bao lâu hết sưng, lành, đẹp và tự nhiên
- Ngoài ra, đối tượng dễ mắc bệnh lý về u tuyến nước bọt như:
- Đã lớn tuổi: mặc dù bệnh u tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Phải tiếp xúc với bức xạ: người bệnh được chỉ định dùng phương pháp bức xạ trong điều trị ung thư đầu, cổ sẽ dễ bị mắc u tuyến nước bọt.
- Môi trường làm việc phải tiếp xúc với hóa chất: những công việc như sản xuất cao su, khai thác amiang, hệ thống ống nước… sẽ làm tăng nguy cơ khối u tuyến nước bọt.
- Lạm dụng các kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh: X quang nha khoa, X quang vùng đầu có thể trở thành yếu tố khởi phát u tuyến nước bọt.
- Dùng nhiều rượu, thuốc lá: Rượu, thuốc lá sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến u tuyến lympho.
- Người thường xuyên ở môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể là yếu tố mắc u tuyến nước bọt.
- Bạn có nguy cơ mắc u tuyến nước bọt nếu tiếp xúc với HIV và virus RBV (Epstein-Barr).
2. Triệu chứng u tuyến nước bọt
Một số các dấu hiệu dùng để nhận biết bệnh u tuyến nước bọt bao gồm:
- Xuất hiện bướu hoặc khối thịt cộm lên và dần có các triệu chứng tấn công các mô bên cạnh.
- Các u tuyến nước bọt lan đến u tuyến mang tai gây ra các dây thần kinh ở mặt bị tê liệt, cơ mặt bị rủ xuống, mắt sẽ rất khó để nhắm lại.
- U tuyến nước bọt cũng có thể lan xuống dưới miệng hình thành xương sọ và hạch bạch huyết ở cả những vùng lân cận.
- Người bệnh có thể bị đau mắt, đau tai, nhức đầu, hạch bạch huyết bị sưng.
- Sau cùng bệnh sẽ di căn vào phổi, xương.
Triệu chứng của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau và cũng có những triệu chứng khác của bệnh không được đề cập ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
Bệnh u tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Tuy rằng bệnh u tuyến nước bọt rất hiếm gặp nhưng khi đã mắc mà không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh như:
- U tuyến nước bọt sẽ phát triển nhanh có thể gây liệt nhẹ hoặc liệt một số dây thần kinh.
- Khả năng di căn của u tuyến nước bọt sang các bộ phận khác nếu không được điều trị kịp thời. Khi đã bước đến giai đoạn này người bệnh chỉ có thể dùng các biện pháp để cải thiện triệu chứng, giảm đau, không thể điều trị khỏi dứt điểm.
Mặc dù có thể mắc u tuyến nước bọt là u lành nhưng không được chủ quan, bởi vì nếu để lâu rất dễ biến chứng thành những khối u ác tính, gây hậu quả khó lường.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị của u tuyến nước bọt
Kỹ thuật chấn đoán bệnh
Một số các kỹ thuật thường được dùng để chẩn đoán bệnh u tuyến nước bọt:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ quan sát phần hàm và cổ của bạn xem có bị vón cục hoặc sưng hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Dùng các xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính… để xác định đúng vị trí, kích thước của khối u tuyến nước bọt.
- Sinh thiết: Sinh thiết là kỹ thuật xâm nhập nhỏ, tối thiểu, ở đó bác sỹ sẽ sử dụng kim sinh thiết để cắt hoặc hút lấy bệnh phẩm từ khối u và đem đi giải phẫu từ đó đưa ra kết quả chính xác hơn.
- Xác định mức độ ung thư tuyến nước bọt: Nếu như làm các xét nghiệm ở trên cho kết quả chẩn đoán bạn đang bị ung thư tuyến nước bọt thì bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định làm xét nghiệm để xác định đúng giai đoạn của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh
Sử dụng phương pháp nào để điều trị bệnh u tuyến nước là do bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, kích thước, giai đoạn của khối u... Một số phương pháp điều trị u tuyến nước bọt như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cho khối u tuyến nước bọt bao gồm:
- Cắt bỏ một phần của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt, nếu như khối u đang dần lớn.
- Cắt bỏ các hạch bạch huyết nếu đang có các triệu chứng của ung thư di chuyển đến hạch bạch huyết ở cổ.
- Phẫu thuật tái tạo: đã kết thúc quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u nhưng bác sĩ chỉ định phẫu thuật tái tạo để cải thiện khả năng nhai, nuốt, nói hoặc thở, mô hoặc dây thần kinh từ các bộ phận khác của cơ thể.
Mặc dù trong phương pháp phẫu thuật này có thể gặp phải những vấn đề khó khăn vì các dây thần kinh quan trọng nằm trong các tuyến. Do đó việc phẫu thuật khối u có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Có những trường hợp dây thần kinh của người bệnh bị đứt thì có thể sửa chữa với dây thần kinh lấy từ các khu vực khác trên cơ thể.
Xạ trị
Phương pháp xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh như Tia X và tia proton để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Tuy nhiên, giống như các các phương pháp điều trị ung thư khác, xạ trị cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó người bệnh cần tuyệt đối chú ý tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hóa trị
Hóa trị liệu nhằm diệt nốt các tế bào còn sót lại trong cơ thể sau khi khối u đã được phẫu thuật lấy bỏ, giúp đề phòng bệnh tái phát.
Có rất nhiều con đường để dùng hóa chất như đường uống, đường tiêm dưới da, đường tiêm bắp, đường tiêm tĩnh mạch hoặc các đường dùng hóa chất khác… người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng đường hóa chất phù hợp.
Sau khi đã được điều trị phù hợp thì người bệnh nên tái khám đúng lịch, thường xuyên theo dõi khối u và khả năng tái phát để điều trị đúng cách, kịp thời.
Bên cạnh đó thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể và uống đúng lượng nước cần thiết. Nếu thiếu dinh dưỡng, bạn không chỉ không thể mau hồi phục mà còn có thể mắc bệnh khác do sức đề kháng giảm.
Trên đây là những thông tin về bệnh u tuyến nước bọt và cách điều trị do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ ở trên, hi vọng qua vài viết này sẽ giúp các bạn có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Chúc các bạn sức khỏe.