Bệnh trĩ sau sinh là tình trạng mà có rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Nguyên nhân gì làm cho các mẹ sau sinh bị trĩ là gì? Cách chữa trị sau sinh như thế nào để đạt hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến các tinh thần, cuộc sống hàng ngày. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để có các thông tin giải đáp chi tiết hơn!
Bệnh trĩ sau sinh là bệnh xảy ra do giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn. Khi các búi tĩnh mạch này bị giãn có nghĩa là tĩnh mạch trở nên phình to và ứ máu. Bệnh này khá phổ biến với đối tượng là phụ nữ mang thai và sau sinh.
Thông thường bệnh trĩ có 2 loại:
- Trĩ nội: Do búi trĩ bắt đầu từ trên đường hậu môn – trực tràng.
- Trĩ ngoại: do búi trĩ bắt đầu từ phía dưới của đường hậu môn – trực tràng.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh
Trước khi tìm hiểu mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh, các chị em phụ nữ nên tìm hiểu những nguyên nhân mà mình gây ra bệnh, cụ thể như sau:
- Trong suốt quá trình mang thai, tĩnh mạch ở vùng chân, tay và đặc biệt là tĩnh mạch ở vùng hậu môn sẽ dễ bị giãn ra, sưng lên. Ở những tháng cuối thai kỳ các thai nhi càng làm gia tăng áp lực, chèn ép làm cho các đám rối trí bị căng phồng lên.
- Đã có tiền sử mắc trĩ trước đó, tuy nhiên khi sinh con xong phụ nữ không giữ gìn sức khỏe đúng cách nên làm cho bệnh trĩ có thể sẽ bị nghiêm trọng hơn như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.
- Khi sinh nở, bạn rặn đẻ không đúng cách làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, vùng tiểu khung làm cho búi trĩ sẽ rất dễ bị sa ra ngoài.
- Ngồi hoặc quá ít di chuyển, vận động cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Thời kỳ mang thai và sau khi sinh có cơ địa tăng đông máu, một số chế độ ăn kiêng không phù hợp (ít ăn rau xanh, lười uống nước..) đã vô tình làm cho các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra sẽ còn nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh trĩ sau sinh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp những thông tin chi tiết hơn.
2. Dấu hiệu bị trĩ sau sinh
Căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh mà được chia làm các mức độ bệnh khác nhau, cụ thể:
- Bệnh trĩ mức độ 1: Khi này búi trĩ chưa sa ra ngoài, khi đi đại tiện có thể xuất hiện máu.
- Bệnh trĩ mức độ 2: búi trĩ bị sa ra ngoài mỗi khi người bệnh đi đại tiện, tuy nhiên vẫn có thể co lại được.
- Bệnh trĩ mức độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài. Nhưng không thể tự động co lại được mà phải dùng tay đẩy vào.
- Bệnh trĩ mức độ 4: Mức độ này búi trĩ sa hẳn ra phía bên ngoài và rất dễ bị nhiễm trùng.
Cụ thể các dấu hiệu bị trĩ sau sinh của người bệnh bao gồm:
- Ngứa hậu môn: triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên và khá phổ biến đối với những người mắc bệnh trĩ trong giai đoạn đầu. Dấu hiệu khiến cho người bệnh ngứa ngáy và rất khó chịu.
- Sau búi trĩ: dấu hiệu sa búi trĩ thường sẽ xuất hiện vào khi ở những mức độ bệnh 3, 4. Khi đó là lúc đi đại tiện sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt hoặc ngay cả khi phải làm những công việc nặng, di chuyển nhiều…
- Đi đại tiện ra máu: cách phát hiện ra triệu chứng này là nhìn vào giấy vệ sinh khi đã sử dụng hoặc nhận thấy trong phân có các tia máu. Nếu ở giai đoạn đầu của bệnh thì lượng máu có thể ít, nhưng nếu không được điều trị tình trạng chảy máu sẽ có diễn biến rất phức tạp. Đôi khi, máu từ búi trĩ sẽ bị chảy ra và có thể dẫn tới bị đông lại trong lòng của trực tràng, biểu hiện là đại tiện sẽ ra máu cục.
- Khối sưng đau hậu môn: biểu hiện phổ biến nhất của phụ nữ sau sinh. Các hiện tượng thuyên tắc búi trĩ ngoại, trĩ nội sa bị nghẹt gây tắc mạch làm xảy ra triệu chứng khối sưng đau hậu môn. Người bệnh sẽ bị dấu hiệu này làm cho rất khó chịu.
Ngoài ra sẽ còn có các biểu hiện khác như táo bón kèm theo nứt kẽ hậu môn. Người bệnh có thể bị chảy dịch nhày ở cửa hậu môn và các triệu chứng bệnh lý khác đi kèm như là viêm trực tràng, viêm da quanh hậu môn…
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Đây là câu hỏi rất khó để trả lời do còn phụ thuộc vào các yếu tố như tùy thuộc vào cơ địa của bạn, mức độ mắc bệnh. Nhưng theo ghi nhận thì đa phần các trường hợp mắc trĩ đều có thể tự khỏi. Còn với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng thì cần phải phẫu thuật thực hiện cắt trĩ.
Do đó ngay khi có các triệu chứng của bệnh trĩ, các mẹ nên đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Thuốc Dipivefrin được sử dụng trong điều trị bệnh gì?
- Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc Dipyridamole
- Thuốc Disopyramide: điều trị chống loạn nhịp tim
3. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh
Chữa bệnh trĩ sau sinh là vấn đề được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm.
Một số mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh mà phụ nữ sau sinh có thể thực hiện tại nhà để giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu như:
Chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau ăn kèm có đặc tính lạnh nên thường có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, sát trùng cao… Mẹ có thể dùng ăn, uống nước, xông hậu môn để tình trạng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.
Nếu dùng rau diếp cá để ăn các bạn nhớ rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn. Có thể dùng ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày hoặc nấu canh chua. Nước ép rau diếp cá thì bạn dùng máy xay để ép lấy nước.
- Cách thực hiện dùng rau diếp cá để xông hậu môn:
- Chuẩn bị rau diếp cá và rửa sạch.
- Tiếp đến cho vào nồi và nấu nước lên để tiến hành xông hậu môn.
- Hoặc đến khi nước nguội dùng để rửa hậu môn và đắp bã diếp cá vào vùng bị trĩ.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong một thời gian để đạt hiệu quả cao sau khi điều trị.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
Thông thường mọi người chỉ ăn đu đủ chín hoặc dùng đu đủ xanh làm nộm mà không hề biết rằng nó còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả vì đu đủ xanh có tính sát khuẩn, khả năng thu nhỏ búi trĩ, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Đu đủ xanh trong đó có đầy đủ các dưỡng chất, Vitamin như A, B, C, các khoáng chất như Kali, Fe, Canxi…
- Cách thực hiện dùng đu đủ xanh điều trị bệnh trĩ:
- Chuẩn bị quả đu đủ xanh còn nguyên cuống.
- Dùng nước muối sinh lý để rửa sạch hậu môn trước khi đi ngủ.
- Tiếp đến cắt đôi quả đu đủ xanh đã chuẩn bị và giữ nguyên cuống còn nhựa để úp và buộc lại cẳng chân (Mỗi cẳng chân buộc nửa quả đu đủ), để qua đêm.
- Vào sáng hôm sau thì bạn gỡ ra và rửa lại với nước sạch.
Nên thực hiện thường xuyên để thu nhỏ đượcm búi trĩ, giảm các triệu chứng đau rát. Hỗ trợ cho việc điều trịm bằng đu đủ xanh thì người bệnh có thể dùng thêm đu đủ chín để tốt cho đường tiêu hóa, nhuận tràng phòng ngừa táo bón.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Lá trầu không là loại nguyên liệu được nhiều chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh công dụng chữa bệnh trĩ thì lá trầu còn có giúp điều trị các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng nhờ vào tinh chất từ trầu.
Có rất nhiều cách để dùng lá trầu không điều trị bệnh:
- Cách 1: dùng lá trầu không tươi để xông hậu môn
- Đầu tiên bạn nên chọn những lá không bị sâu bọ hoặc thối nát.
- Đun nước theo tỉ lệ 100 lá trầu không với khoảng 1 lít nước và để sôi trong vòng vài phút để các tinh dầu có thể tiết ra hết vào nước.
- Khi đã đun xong bạn đổ ra chậu nhỏ và dùng xông hậu môn nếu nước đang còn nóng. Đến lúc nước nguội bớt thì ngồi ngâm cả hậu môn và dùng tay lau rửa nhẹ nhàng để các tinh chất lá trầu không giúp bạn sát khuẩn, hạn chế sự phát triển của trĩ.
- Cách 2: dùng lá trầu không kết hợp với các nguyên liệu khác để xông hậu môn
- Chuẩn bị 7 lá trầu, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết, 1 hạt cau.
- Giã nát các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên và cho vào nồi đun sôi.
- Đun sôi trong khoảng vài phút để các tinh dầu, hợp chất được tiết ra và dùng xông hậu môn. Lưu ý không để sát hậu môn quá gần nước xông vì có thể gây bỏng.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Với các chị em phụ nữ đã quá quen thuộc với gia vị tỏi có trong gian bếp hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách dùng tỏi để trở thành một nguyên liệu điều trị bệnh, đặc biệt dùng trong điều trị bệnh trĩ.
- Cách thực hiện dùng tỏi ngâm rượu để điều trị trĩ
- Chuẩn bị một ít rượu và tỏi.
- Giã nát hoặc thái lát tỏi ngâm với rượu trong khoảng 2 tuần là có thể đem ra sử dụng.
- Trước khi dùng tỏi ngâm rượu bạn cần phải rửa sạch hậu môn. Tiếp đến dùng bông sạch thấm hỗn hợp rượu tỏ đắp vào hậu môn.
- Cách thực hiện tỏi nguyên chất
- Chuẩn bị tỏi.
- Tiếp đến nướng lên, tiếp đến bóc bỏ đập dập.
- Sử dụng một khăn sạch mỏng, bọc tỏi đã nướng và chườm lên hậu môn. Duy trì thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp các búi trĩ co lại một cách tự nhiên.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng mật ong
Mật ong có thể chữa được bệnh trĩ mà các mẹ sau sinh nên áp dụng cho bản thân. Nhờ vào các thành phần có trong mật ong đều rất tốt cho cơ thể.
- Cách thực hiện
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất.
- Dùng mật ong nguyên chất đó bôi trực tiếp vào vùng bị trĩ, vùng có búi trĩ.
- Tốt nhất nên dùng điều trị vào buổi trưa hoặc buổi tối và năm thư giãn trong khoảng 30 phút và rửa sạch với nước ấm.
- Nên kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày để các triệu chứng nhanh chóng được cải thiện.
Hoặc có cách khác là dùng mật ong ninh với đỗ đen thật nhừ. Tiếp đến dùng khi bụng đói để làm giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, chảy máu của các búi trĩ gây ra tại hậu môn.
Hi vọng các thông tin Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh ở trên sẽ giúp bạn có thể chọn lọc ra những loại thảo dược phù hợp cho bản thân để điều trị tốt bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.