Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể mất cảm giác, đau, tê, thậm chí tổn thương kéo dài còn làm teo cơ...
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh làm rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng gây nên các triệu chứng như đau hoặc tê bì.
Hiện nay có tới hơn 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên được xác định. Tất cả đều có đặc trưng về triệu chứng, mô hình phát triển và tiên lượng bệnh riêng.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
- Tại sao phình động mạch não lại nguy hiểm? Triệu chứng và phương pháp điều trị
- Dấu hiệu nhận biết bệnh u não ai cũng nên biết
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Bệnh thần kinh ngoại biên là do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Đối với bệnh thần kinh ngoại biên, biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng nhiều tới sợi cảm giác hơn sợi vận động.
Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh thần kinh ngoại biên gồm:
- Rối loạn cảm giác:
Người bệnh thần kinh ngoại biên sẽ có cảm giác bất thường, mất cảm giác, hay đau, tê, cảm giác như có kiến bò, bỏng rát, yếu cơ. Các triệu chứng này thường bắt đầu từ từ. Ở một số người triệu chứng có thể nhẹ hoặc không nhận thấy. Nhiều trường hợp bệnh nhân lại có triệu chứng nặng, dai dẳng, đặc biệt là về đêm.
- Các vấn đề về cơ bắp:
Các tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên còn làm suy giảm vận động, bao gồm sự suy yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Đáng chú ý, tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài có thể khiến người bệnh teo cơ. Bệnh nhân sẽ rất khó khăn khi làm những công việc đơn giản như cài cúc áo…
- Mất phản xạ gân xương:
Mất phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động.
- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật:
Các triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Bệnh nhân có thể hạ huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim, mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn chức năng bàng quang, ruột và liệt cương dương ở nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Trong đó, có các nguyên nhân chính sau đây:
- Do chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh ở những người phải bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, các công việc có tính chất ở lâu trong một tư thế như đánh máy hay những người có khối u ở xương;
- Do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần;
- Do các nguyên nhân chuyển hóa, điển hình là các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường;
- Các nguyên nhân khác: những người bị HIV, AIDS, người nghiện rượu, một số bệnh di truyền, thiếu vitamin, các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, tiền sử gia đình bị bệnh thần kinh.
Phòng ngừa và điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Phương pháp điều trị
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên.
Theo các bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, nguyên tắc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là xử lý căn nguyên gây ra bệnh, sửa chữa thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng.
- Điều trị căn nguyên, bao gồm:
- Điều trị tiểu đường.
- Bổ sung vitamin.
- Điều trị các rối loạn tự miễn.
- Giảm chèn ép dây thần kinh.
- Ngừng tiếp xúc với các chất hoặc thuốc gây độc.
- Điều trị bằng thuốc: để giảm các triệu chứng. Các loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Thuốc chống trầm cảm gồm amitriptylin, nortriptylin hay desipramin, tuy nhiên chỉ dùng liều lượng nhỏ sau đó tăng dần.
- Thuốc chống co giật như có tác dụng giảm đau hiệu quả như carmabazepin và gabapetin.
- Các loại thuốc khác gồm mexiletin và các thuốc chống co cứng, thuốc thoa với kem capsaicin.
- Các liệu pháp được sử dụng trong điều trị bệnh thần kinh ngoại biên:
- Kích thích điện dây thần kinh qua da.
- Phản hồi sinh học.
- Châm cứu.
- Thôi miên.
- Các kỹ thuật thư giãn.
Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.
Phòng bệnh thần kinh ngoại biên
Để phòng tránh bệnh thần kinh ngoại biên, cần phải điều trị những chứng bệnh có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, chế độ ăn uống phải khoa học, nên ăn nhiều các thực phẩm lành mạnh như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên cám, những thực phẩm giàu vitamin B12. Bên cạnh đó, cần hạn chế những động tác lặp lại nhiều lần, tư thế bó buộc và các hóa chất độc hại.
Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/