Hiện nay bệnh lao hạch cổ không quá phổ biến nên mọi người còn chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên trên thực tế thì bệnh đang có xu hướng tăng mạnh ở mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ của bệnh lao hạch cổ.
1. Bệnh lao hạch cổ là gì?
Bệnh lao hạch cổ là một trong những loại lao không mang đến nguy hiểm hoặc đe dọa đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên bệnh lại diễn ra phổ biến và kéo dài trong suốt một thời gian.
Bệnh sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người mắc bệnh hoặc có thể để lại nhiều di chứng cùng với đó là sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh lao hạch cổ, theo thống kê vào năm 1985 của bệnh viện phổi Trung Ương thì tỉ lệ người mắc lao hạch cổ ở người lớn chiếm khoảng 20% tổng số những trường hợp bị lao ngoài phổi còn đối với trẻ em thì có tỉ lệ mắc bệnh lao hạch cổ là 13%. Đây là những con số khá lớn mà chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này. Cần có các biện pháp phòng tránh và nắm rõ những kiến thức về căn bệnh này.
2. Triệu chứng của bệnh lao hạch cổ
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ thì hiện nay bệnh lao hạch cổ được chia làm 3 dạng như: thể khối u, thể viêm hạch và viêm quanh hạch, thể viêm hạch thông thường.
Ở mỗi dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:
Thể viêm hạch và viêm quanh hạch
- Hạch ở cổ sẽ bị sưng to và tấy đỏ.
- Khi sờ vào sẽ có cảm giác đau.
- Nếu thấy hạch lúc sưng lúc không sưng, cảm giác đau theo từng giai đoạn thì đó có thể là do nguyên nhân bị nhiễm khuẩn thông thường.
- Còn khi thấy đau sưng mà dùng thuốc kháng sinh thấy tình trạng được giảm bớt và cải thiện nhanh chóng thì nguyên nhân là do nhiễm khuẩn.
Viêm hạch thông thường
- Ban đầu các tổn thương sẽ xuất hiện ở răng, miệng, mũi… và dần phát triển thành bệnh lao hạch cổ.
- Hạt hạch thường lẫn vào các mô xung quanh và có kích thước rất nhỏ.
- Khi dùng tay sờ thì có thể thấy hạch nổi ra và sưng to.
- Hạch sẽ phát triển chậm và không gây đau nếu như là dạng viêm hạch thông thường.
- Thời gian phát triển của loại lao hạch cổ dạng này cũng còn phụ thuộc vào thể lao mà khi người bệnh mắc phải.
Thể khối u
- Xuất hiện hạch to, cứng và phát triển nhanh chóng.
- Hạch có chân và lan tỏa đến khắp các vị trí xung quanh.
Để xác định chính xác người bệnh mắc lao hạch cổ ở dạng nào thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
3. Bệnh lao hạch cổ có nguy hiểm không?
Bệnh lao hạch cổ có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhưng để giải đáp cho câu hỏi trên thì bạn đọc cần biết được các giai đoạn phát triển và biến chứng mà bệnh có thể gây ra nếu không được điều trị đúng cách kịp thời như:
Bệnh lao hạc cổ phát triển qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn đầu: Khi bắt đầu xuất hiện bệnh lao hạch cổ, giai đoạn này hạch bắt đầu sưng to, các hạch sẽ có kích thước không đều nhau có thể di dộng vì lúc này chúng chưa dính vào nhau hay vào da.
- Giai đoạn 2: bệnh chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Khi này các hạch sẽ ít di chuyển hơn do các hạch đã dính vào nhau thành từng mảng.
- Giai đoạn cuối: các hạch mềm hơn những giai đoạn trên và da ở vị trí cổ hoặc vùng hạch xuất hiện sẽ sưng tấy đỏ, hóa mủ tuy nhiên không gây đau và nóng. Nhưng khi hạch tự vỡ sẽ gây ra các lỗ rò hoặc miệng lỗ rò tím ngắt tạo thành sẹo nhăn, lồi, hoặc những dây chằng xơ.
Các giai đoạn của bệnh lao hạch cổ tách biết rất rõ ràng, nhưng nếu thời gian để bệnh càng lâu thì hậu quả gây ra cũng khó lường trước được.
Trong quá trình mắc bệnh xuất hiện các khối u hoặc vài hạch nổi to, sau đó lâu dần dính thành một khối không đau, di động, sờ chắc và không bị viêm khi khối u to dần sẽ thấy vùng cổ như bạnh ra. Nếu đã ở trường hợp bệnh này sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh.
Nhìn chung thì bệnh lao hạch cổ sẽ có khả năng điều trị dễ dàng hơn những bệnh lao khác. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 4 – 7 tháng. Đối với những trường hợp bị u lympho lao hạch cổ mà không có mủ, khu trú, di động thì có thể dùng phương pháp cắt bỏ hạch. Còn ở trẻ em không phải cắt bỏ hạch nếu được điều trị toàn thân.
4. Bệnh lao hạch cổ có lây không?
Bệnh lao hạch cổ sẽ không có khả năng gây lây cho những người xung quanh do vi khuẩn lao chỉ khu trú ở trong hạch và không bùng phát ra bên ngoài.
Tuy không gây lây như bệnh lao phổi nhưng bệnh vẫn cần dùng phương pháp điều trị giống nhau, như điều trị bằng việc dùng các loại thuốc trong điều trị để gây ức chế và tiêu diệt dần các khuẩn lao nhằm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe luôn ở mức ổn định và tốt nhất thì ngay khi có các triệu chứng của bệnh lao phổi cần phải đi khám ngay và áp dụng đúng chỉ định điều trị, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Cách tốt nhất để có thể phòng tránh bệnh lao hạch cổ chính là nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là đối với trẻ em để không gặp phải tình trạng mãn tính vì đây chính là điều kiện rất tốt để cho các trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đã bị chẩn đoán mắc bệnh lao hạch cổ cần phải kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không bị tiến triển nặng hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Thuốc Scanneuron trị bệnh gì? Có những lưu ý nào trong quá trình dùng thuốc?
- Dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không? Các cách điều trị bệnh như thế nào?
- Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để tốt cho cả mẹ và thai nhi
5. Các phương pháp điều trị bệnh lao hạch cổ
Trước khi xác định phương pháp điều trị bệnh lao hạch cổ với người bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh để xác định đúng bệnh và nhận được chỉ định điều phù hợp của các bác sĩ điều trị chuyên khoa. Hiện nay có các phương pháp để điều trị lao hạch cổ bằng ngoại khoa và nội khoa. Bao gồm:
Điều trị nội khoa: Dùng các loại thuốc để điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt uống đúng thời gian, liệu trình và không nên bỏ sót liều. Sau khoảng 2-3 tháng sẽ điều giai đoạn điều trị tấn công, đến tháng thứ 5, thứ 8 sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì và bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm lại.
Nếu trong quá trình điều trị mà người bệnh thấy các triệu chứng được cải thiện, diễn biến bệnh chuyển biến tích cực hơn thì nên duy trì liệu trình điều trị, cần phải điều trị đủ 8 tháng.
Trong trường hợp người bệnh thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hơn mà bỏ dở liệu trình điều trị thì sẽ khiến cho bệnh tái phát nhanh hơn. Nguy hiểm hơn khi các vi khuẩn lao này sẽ tái phát trở lại và kháng thuốc khiến cho việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Do đó thời gian điều trị bệnh lao hạch cổ sẽ kéo dài bao lâu phụ thuộc rất lớn tới việc người bệnh có bỏ dở quá trình điều trị bệnh hay không.
Điều trị ngoại khoa: Chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch để điều trị bệnh lao hạch cổ. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những trường hợp lao hạch di động, lao hạch ở giai đoạn khu trú, lao không thành mủ, u lympho lao hạch.
Như vậy, những thông tin trên của bài viết đã chia sẻ những thông tin chi tiết nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc: bệnh lao hạch cổ là gì, bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn đọc tìm được phương pháp hiệu quả nhất điều trị lao hạch và dự phòng tái phát.
Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!