Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Người bệnh nên ăn gì để hỗ trợ điều trị nhanh chóng?


Bệnh giãn tĩnh mạch là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi, phản ánh tình trạng các mạch máu phù, nổi to lên và đồng thời bị uốn cong. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch ở bên dưới bài viết.

Do một số nguyên nhân nào đó mà van tĩnh mạch có các hoạt động bất thường gây ra những dòng máu trào ngược lại làm ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mach và đồng thời tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây ra bệnh suy tĩnh mạch mãn tính.

Bệnh có thể xảy đến với bất cứ tĩnh mạch nào trên cơ thể, tuy nhiên thường xảy ra ở chân do hệ thống tĩnh mạch ở chân  dài và có cấu tạo phức tạp nên thường phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.

1. Nguyên nhân gây ra suy tĩnh mạch

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính thức gây ra bệnh là gì, tuy nhiên theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Do yếu tố di truyền: Những gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì có khả năng cao các thành viên trong gia đình mắc bệnh.
  • Giới tính: Đa phần nữ giới sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới do ảnh hưởng bởi quá trình thai nghén, nội tiết tố nữ và đơn giản là sở thích mang giày cao gót.
  • Đặc trưng nghề nghiệp: các nghề ít vận động như nhân viên bán  hàng, nhân viên văn phòng hoặc người thường xuyên phải đứng lâu như giáo viên… sẽ có khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Trọng lượng cơ thể quá lớn, béo phì gây tác động lên chân lớn và vô tình làm cho máu bị dồn về phía chân hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Sử dụng không đúng cách hoặc qua lạm dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng, khối u hoặc sau phẫu thuật mắc tác dụng phụ như tắc mạch, viêm mạch... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

Những người không có các yếu tố ở trên không có nghĩa  là sẽ không  mắc bệnh. Do đó người bệnh không được chủ quan mà nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Xem thêm các bài viết liên quan

suy-gian-tinh-mach
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có những dấu hiệu nào để nhận biết?

2. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ được chia làm hai giai đoạn đó là giai đoạn sớm và giai đoạn phát triển. Cụ thể một số các dấu hiệu nhận biết của bệnh giãn tĩnh mạch ở chân như:

Giai đoạn sớm

  • Ở bắp chân người bệnh sẽ thấy khó chịu và có cảm giác kiến bò, nóng rát.
  • Xảy ra hiện tượng chuột rút và thường vào ban đêm.
  • Buổi tối thường bị sưng phù ở xung quanh mắt cá chân.
  • Đau nhức khắp chân hoặc những vị trí bị mắc giãn tĩnh mạch chân.
  • Thông thường các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ nghiêm trọng hơn vào buổi chiều tối. tuy nhiên mức độ đau sẽ giảm sau khi ngủ dậy hoặc khi người bệnh thực hiện kê chân cao, chườm lạnh...

Giai đoạn  phát triển

  • Huyết khối tĩnh mạch nông: có thể bằng mắt thường nhìn thấy các tĩnh mạch nổi lên, sờ thấy ấm và cứng dọc theo đường tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu với các triệu chứng như chân đau dữ dội, nghiêm trọng hơn có thể bị chảy máu hoặc nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ đe dọa rất nhiều đến tĩnh mạng người bệnh vì huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
  • Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc
  • Ban đầu sẽ hình thành các vết loét nông và lâu dần sẽ gây ra  sâu và rộng dần.
  • Các triệu chứng của mỗi người bệnh có thể sẽ không giống nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ mắc suy giãn tĩnh mạch. Tốt nhất ngay khi có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ ràng hơn.

3. Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Đó là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh, cụ thể như:

Bất cứ bệnh nào có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng tương tự như vậy. Trong trường hợp nhẹ thì người bệnh chỉ có thể xuất hiện các hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở những vị trí bị suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh dần tiến triển nặng hơn khi các mạch máu bị ứ trệ sẽ làm cho người bệnh thấy khó chịu ở vị trí bị mắc bệnh, thậm chí còn gây căng tức, mỏi chân…

Nghiêm trọng khi thấy các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch làm cho màu sắc da bị thay đổi, loãn dưỡng… Nếu không được điều trị kịp  thời gây ra các biến chứng như loét ở cổ chân, hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dãn điều này có thể gây tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra đó là tìm hiểu các phương pháp điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh.

suy-gian-tinh-mach
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Các phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của người bệnh để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp hơn. Một số phương pháp được dùng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch như:

  • Tạo áp lực bằng băng ép và tất: băng và tất sẽ giúp ép các bắp cơ và tạo thành áp lực ở phía dưới để làm khép lại các van tĩnh mạch và điều này sẽ làm cho máu lưu thông về tim được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó còn làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh đồng thời hỗ trợ điều trị cho các biện pháp ngoại khoa khác.
  • Dùng phương pháp nội khoa: Phương pháp này sẽ dùng các loại thuốc để làm giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ tĩnh mạch. Lưu ý người bệnh nên tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chích xơ:mục đích làm cho tĩnh mạch xơ hóa và không hoạt động trở lại nữa bằng cách tiêm một loại dung dịch vào tĩnh mạch để gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch làm cho máu không vào được tĩnh mạch bị giãn.
  • Phẫu thuật:thường phương pháp này chỉ được chỉ định cho các trường hợp bị tổn thương tĩnh mạch nông bằng cách cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn thông qua các rạch nhỏ. Thông thường mỗi ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng từ 5 – 10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
  • Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: phương pháp này sẽ được thực hiện với toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn bằng cách dùng nhiệt lượng từ sợi laser đốt cháy tĩnh mạch và khiến nó bị phá hủy. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 30-40 phút.

Mặc dù được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân thủ theo sự hướng dẫn và không được tự ý bỏ liệu trình hoặc lạm dụng các phương pháo điều trị.

4. Chế độ ăn uống cho người mắc suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì? nhiều bệnh nhân không biết xây dựng thực đơn như thế nào cho phù hợp và giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng  khó chịu của bệnh. Hãy bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây để có lợi hơn cho người bị suy giãn tĩnh mạch như:

Thực phẩm có nhiều chất xơ

Chất xơ sẽ có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Vì có thể người bệnh không biết táo bón sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch (khi đi đại tiện khó khăn cơ bụng và vơ chân hoạt động rất mạnh). Bên cạnh đó chất xơ còn giúp cải thiện hệ tim mạch. Chính những điều này giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch được suy giảm.

Một số thực phẩm có giàu chất xơ như: hạt chia, hạt lanh, các loại rau xanh, các loại đậu, bí đỏ, cà rốt, súp lơ, yến mạch, gạo lức, chuối, đu đủ, lê, bơ,…

suy-gian-tinh-mach
Người suy giãn tĩnh mạch nên ăn thực phẩm giàu  vitamin C và E trong các loại rau xanh, trái cây

Thực phẩm giàu Vitamin C và Vitamin E

Vitamin C sẽ có tác dụng giúp sản sinh collagen và elastin - đây chính là 2 mô chính tạo nên sự vững chắc của thành mạch. Bên cạnh đó Vitamin C còn có thể làm chống viêm và các lợi ích khác cho gia. Chính vì vậy người bệnh nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh, kiwi.... 

Vitamin E có thể ngăn ngừa được sự kết tạo của những cục máu đông trong tĩnh mạch và nó hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiện. Các thực phẩm giàu vitamin E: rau cải, rau bina, củ cải xanh, cà chua, xoài, đu đủ, củ cải, hạt dẻ, bơ…

Thực phẩm chứa nhiều Flavonoid và Rutin

Các Flavonoid là yếu tố giúp hỗ trợ cho cơ thể bạn hấp thu Vitamin C. Ngoài ra chúng còn có ích trong việc duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein là cái được dùng để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Trong trường  hợp không có chất dinh dưỡng Flavonoid thì quá trình đó không thể thực hiện như bình thường được.

Các Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa (hay còn gọi là stress oxi hoá) là yếu tố then chốt giải thích tại sao flavonoid lại giúp ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư.

Chúng cũng được tìm thấy trong rau họ cải, đặc biệt nhiều trong bông cải xanh, cũng như các loại hạt, ớt, socola (cacao), việt quốc, trà xanh và nhiều loại thực phẩm khác.

Thực phẩm giàu magiê

Magie có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp máu. Trong trường hợp thiếu magie thì người bệnh dễ gặp các vấn đề về huyết áp như tê chân tay, điều này làm gia tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch. Nhằm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng này người bệnh nên  ăn nhiều hơn các loại rau xanh, bơ, chuối, rau cải hoặc  khoai lang...

Các loại thực phẩm, đồ uống nên tránh xa:

Cùng với những loại thực phẩm nên ăn ở trên, người bệnh cũng nhớ hạn chế các loại thực phẩm không nên ăn vì nó  sẽ làm cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể như:

  • Tránh xa đường, rượu bia có nhiều chất như chất béo chuyển hóa , đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, caffeine, rượu và thực phẩm chế biến – có thể góp phần gây tổn thương động mạch, lưu thông thấp, các vấn đề huyết áp, mất cân bằng nội tiết tố và tăng cân.
  • Nhóm thực phẩm có hàm, lượng natri cao, dễ làm mất nước, chứa nhiều loại độc tố.

- Ngoài chế độ ăn uống hợp lý người bị suy giãn tĩnh mạch chân cũng nên có chế độ tập luyện thích hợp:

  • Duy trì việc đi bộ  thường xuyên hoặc người bệnh có thể đi bộ vì đó là những loại hình thể dục thể thao phù hợp và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh suy tĩnh mạch.
  • Trọng lượng  cơ thể cần được duy trì ở mức phù hợp để tránh làm cho tình trạng suy tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Cố gắng duy trì mức cân nặng lý tưởng nếu như bạn đang trong trường hợp bị béo phì.
  • Việc ngâm chân nước nóng không chỉ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon mà nó còn giúp các triệu chứng của bệnh nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý không nên ngâm chân nước nóng vì nước nóng sẽ làm  cho  các tĩnh mạch bị giãn ra và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn  rất nhiều.
  • Nên đeo tất y khoa vào ban ngày (đêm có thể bỏ ra).
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát tốt bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Hi vọng qua bài viết với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp người bệnh suy giãn tĩnh mạch  đã nắm rõ hơn các kiến thức về bệnh và từ đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn.