Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh bạch cầu: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị


Bệnh bạch biến có gì nguy hiểm hay không? những nguyên nhân nào gây ra bệnh? Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ra sao?... Dưới bài viết chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về bệnh bạch biến. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và theo dõi nhé!!

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Các dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh bao gồm những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Tại Việt Nam hiện nay chưa có thống kê chính thức về tỉ lệ mắc bệnh bạch biến. Nhưng theo các chuyên gia y tế thì bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không.

Bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý và đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong điều trị..

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến

Bạch biến có khuynh hướng di truyền trong gia đình và không do các yếu tố đơn lẻ như tuổi, chủng tộc hoặc giới tính. Theo nghiên cứu đã chỉ ra bệnh lý cơ xương khớp và da Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 30% những người bị bạch biến có một thành viên trong gia đình bị bệnh. Bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề về da liễu nếu đã có tiền sử mắc các bệnh lý tự miễn như: 

- Rụng tóc từng mảng (hói đầu);

- Lupus;

- Thiếu máu ác tính (không có khả năng hấp thu vitamin B12);

- Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);

- Tiểu đường type I.

- Viêm khớp dạng thấp;

benh-bach-bien
Bạch biến mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu vì mất thẩm mỹ

Triệu chứng nhận biết bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến xảy ra khi có xuất hiện các triệu chứng như những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. Tay, chân, mặt, môi là những vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến vì đây là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

Tuy nhiên bề mặt da ở trên đám bạch biến vẫn bình thường, không hề bị teo hay đóng vảy, các cảm nhận của da vẫn không có thay đổi, không có biểu hiện đau ngứa, không tê bì. Nhưng đám lông trên đám bạch biến thay đổi màu trắng.

Các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau do còn phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến mà người bệnh mắc phải. Cụ thể như:

Thể bạch biến toàn thân: thể bệnh xảy ra phổ biến nhất. Các mảng bạch biến có xu hướng phát triển đối xứng và xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể người bệnh.

Thể bạch biến phân đoạn: Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm. thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. 

Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.

Chisnhn vì vậy mà rất khó để dự đoán được sự phát triển của bệnh. Có những trường hợp các mảng bạch biến sẽ tự khi trú mà không cần điều trị. Nhưng thông thường khi mắc bệnh này các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

Đối với bệnh nhân càng trẻ tuổi thì càng có khả năng chữa khỏi bệnh cao trong thời gian ngắn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.

Bệnh bạch biến có lây không? Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

2. Kỹ thuật chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh bạch biến

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh bạch biến

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh chủ yếu vào việc tìm hiểu các thông tin về tình trạng sức khỏe từ bệnh nhân với những triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. Tiếp đến có thể bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật y tế khác như:

  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn
  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-bach-bien
Có phương pháp nào để điều trị bệnh bạch biến?

Các biện pháp điều trị bệnh bạch biến

Cho đến nay thì vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh bạch biến do nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định rõ. Một số phương pháp được sử dụng dưới đây chỉ nhằm mục đích cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra:

Thuốc

  • Một số nhóm thuốc như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin để nhằm tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Tuy nhiên nó sẽ gây ra tác dụng phụ cho người bệnh
    khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. 
  • Thuốc uống chống nắng: Dùng thuốc uống chống nắng sẽ có tác dụng làm giúp làm giảm sự  tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da. Việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Do nguyên nhân ở người mắc bạch biến, chất lượng cũng như số  lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời. Điều này gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. 

Tư vấn tâm lý

Một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt bao gồm bất thường về tâm lý, khó khăn về tình dục, băn khoăn, lo lắng và phối hợp các vấn đề trên.

Chính vì vậy mà việc tư vấn tâm lý sẽ có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh bạch biến. Cần tư vấn để người bệnh hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra còn có phương pháp cấy sắc tố trên da, tuy nhiên đây là phương pháp mới trong điều trị bệnh bạch biến nhưng đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao nên không được áp dụng rộng rãi.

Bạch biến không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng nhiều giải pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa và thay đổi lối sống.  Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm rõ hơn các kiến thức về bệnh bạch biến. việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài cần sự phối hợp kiên trì giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần giữ vững tâm lý, tránh bi quan lo lắng làm bệnh diễn tiến nặng hơn.