Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh bạch cầu cao là gì? Người bệnh nên ăn gì để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh?


Rất nhiều người lo lắng với kết quả sau khi xét nghiệm số lượng bạch cầu tăng cao và lo lắng không biết bản thân mình mắc phải bệnh gì nguy hiểm hay không? Để hiểu thêm những thông tin liên quan đến cơ thể đăng trong tình trạng bạch cầu cao mọi người cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

1. Hiểu như thế nào về tình trạng bạch cầu cao?

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bạch cầu là thành phần quan trọng trong máu của mỗi cơ thể người. Đặc biệt nó có nhiệm vụ rất quan trọng là tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại được những tác nhận gây bệnh, nhất là đối với những bệnh nhiễm trùng,ký sinh trình. Vì vậy, nhiều người lo lắng khi bạch cầu cao có nguy hiểm và ảnh hưởng gì hay không?

Cơ thể trong tình trạng bạch cầu cao đồng nghĩa với việc số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với ngưỡng quy định đặt ra. Bạch cầu cao xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng và bạch cầu sẽ ổn định khi số lượng bạch cầu trở về trạng thái ổn định. Nguyên nhân khiến cho số lượng bạch cầu ở trong máu tăng cao có thể là do các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, các cơ quan ở trong cơ thể bị nhiễm khuẩn, cơ thể xuất hiện những vật là hoặc do các bệnh ung thư của hệ tạo máu.

Ngưỡng bạch cầu ổn định nằm trong khoảng 4.000 - 8.000/ml. Nếu cơ thể >8.000/ml là bạch cầu cao. Trong trường hợp bạch cầu cao >100.000/ml có thể mắc phải mắc bệnh ung thư của hệ tạo máu (còn gọi với cái tên khác là bạch cầu mãn hay bạch cầu cấp).  

bach-cau-cao
Bạch cầu cao nguyên nhân do đâu?

Bạch cầu có chức năng khá quan trọng đối với thể trạng của mỗi người, chức năng quan trọng nhất chính là miễn dịch tuyệt đối và tạo sức đề kháng cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu cho thấy khi cơ thể trong trạng thái bạch cầu tăng cao do một số nguyên chính sau đây gây nên:

  • Cơ thể bị nhiễm trùng: Đây được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạch cầu cao. Khi cơ thể nhiễm trình và gia tăng đột ngột việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
  • Yếu tố di truyền: đây là nguyên nhân ít ai ngờ đến, trong một gia đình nếu có người tình mắc bệnh bạch cầu cao thì khả năng bạn sẽ bị nhiễm bệnh là rất cao so với những người bình thường.
  • Rối loạn di truyền: điểm hình nhất là những hội chứng Bloom, Wiskott Aldrich, hội chứng đao,...
  • Những đối tượng có thói quen hút thuốc lá mỗi ngày, làm việc trong môi trường bức xạ, tiếp xúc nhiều với hóa chất,... cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng bạch cầu cao.
  • Bệnh nhân điều trị ung thư là yếu tố thường xuyên gây nên tình trạng bạch cầu cao trong cơ thể. Bởi khi điều trị đồng nghĩa trong cơ thể sẽ chịu một số hóa trị; xạ trị khiến bạch cầu tăng cao.
  • Mộ số người mắc phải bệnh tủy xương và bệnh tự nhiễm cũng có khả năng mắc phải bệnh bạch cầu cao. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

2. Những dấu hiệu nhận biết cơ thể đáng mắc chứng bạch cầu cao

Theo như lời chia sẻ của các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội cho hay về những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết được chứng bệnh bạch cầu cao:

+ Cơ thể ở trạng thái mệt mỏi, thể trạng giảm cân nhanh chóng và không rõ nguyên nhân, luôn trong trạng thái áp lực và căng thẳng kéo dài,....

+ Bạch cầu cao khiến người bệnh hay bị sốt thất thường mà không xác định được nguyên nhân và kèm theo đó là sự nhiễm trùng trên cơ thể.

+ Thể trạng khó thể, các vết thương trên cơ thể khó lành hơn so với những người bình thường, xuất hiện nhựng vết thâm tím trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân.

+ Hay bị chảy máu cam mà không biết được nguyên nhân.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên mọi người nên đến các trung tâm Y tế hay bệnh viện lớn để được các bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm máu, nhằm sớm phát hiện được các bệnh lý.

>> Xem thêm các bài viết khác

bach-cau-cao
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu cao

3. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bạch cầu cao

Bạch cầu cao nên ăn gì?

Những người bị bạch cầu cao có thể cải thiện được tình trạng của mình bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ xung vào bữa ăn của mình những loại thực phẩm như:

Củ dền: Một lọi củ có tác dụng làm cải thiện và tăng nhanh chóng số lượng hồng cầu ở trong máu. Người bệnh có thể dùng củ dền để uống nước, nấu cháo, làm súp... thay đổi cách chế biến để món ăn đa dạng hơn và không bị nhàm chán.

Bí ngô: Nhờ vào thành phần có trong bí ngô là Vitamin A nên cơ thể sẽ tái tạo được nhiều protein và lượng tiểu cần cần thiết, từ đó tăng được lượng lớn hồng cầu trong máu.Chính vì thế, có thể sử dụng bí ngô để nấu cháo, nấu chè, nấu sữa để sử dụng hàng ngày.

Củ cải: Thành phần chứa sắt và các loại Vitamin, khoáng chất nên sẽ có khả năng giúp cho cơ thể sản sinh a nhiều hồng cầu, tăng cường hấp thụ và vận chuyển tốt các oxy ở trong máu.

Các loại hải sản: nhóm thực phẩm có chứa vô vàn các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trong quá trình sản xuất hồng cầu. Người bệnh bổ sung các loại thực phẩm như tôm, cua, hàu... trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp lượng hồng cầu trong cơ thể bạn tăng lên. 

Các loại thị đỏ: Các loại thịt đỏ có chứa rất nhiều chất sắt, đây là chất có hỗ trợ rất tốt đối với quá trình tái tạo lại những hồng cầu đã bị tổn thương và giúp cơ thể sản sinh ra những tế bào hồng cầu mới.

Rau má: Các hồng cầu bị tổn thương sẽ được rau má tái tạo lại nhanh chóng và hiệu quả. Có rất nhiều cách để ăn rau má như rau má ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Bạch cầu cao không nên ăn gì?

Đối với người mắc bệnh bạch cầu cao bên cạnh những loại thực phẩm ăn được thì sẽ cần kiêng một số loại thực phẩm vì nó có khả năng sản sinh bạch cầu nhiều hơn khiến cho tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm người bạch cầu cao không nên ăn:

Trà xanh: các hợp chất oxy hóa có trong trà xanh sẽ làm cho quá trinh sản sinh bạch cầu diễn ra nhanh chóng và với số lượng nhiều hơn bình thường.

Tỏi: Tỏi là một loại thực phẩm có thể làm tăng số lượng bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, chỉ nên dùng tỏi khi lượng bạch cầu của cơ thể đã trở lại bình thường.

Vitamin C: những người bị bạch cầu cao không nên hấp thụ quá nhiều vitamin C do vitamin C là một chất giúp cho cơ thể sản sinh nhiều lượng bạch cầu trong máu và đây cũng là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể. 

Sữa chua: Trong sữa chua có chứa probiotic giúp cải thiện và làm tăng số lượng bạch cầu ở trong máu vì vậy người bị bạch cầu cao nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. 

Chắc hẳn những thông tin vừa cung cấp trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu cao, cũng như những dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra bệnh trong cơ thể. Khi có những dấu hiệu về bệnh bạch cầu cao hãy đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra xét nghiệm máu, nhằm có hướng điều trị kịp thời.