Viêm amidan ở trẻ là gì? Bé bị viêm amidan nên uống thuốc nào? Và nên ăn những loại thức ăn nào để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra?... Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Amidan bao gồm các hạch bạch huyết nằm ở phía sau họng và có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đồng thời tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự viêm nhiễm. Nhưng khi khu vực này bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng hoặc bị các virus xâm nhập dẫn đến sưng và viêm hay còn gọi cách khác là viêm amidan.
Viêm amidan là tình trạng phổ biến ở đường hô hấp của trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc do việc chăm sóc sức khỏe không đúng cách. Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ yếu và cấu trúc amidan chưa được hoàn thiện nên là đối tượng dễ mắc bệnh.
Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh mà chia thành 2 dạng amidan thường gặp như:
- Viêm amidan cấp tính: triệu chứng bệnh diễn ra nhanh chóng do amidan bị vi khuẩn tấn công gây sưng đỏ.
- Viêm amidan mãn tính: Amidan hình thành các triệu chứng kéo dài dai dẳng trong suốt một thời gian và không được điều trị kịp thời dẫn đến amidan mãn tính.
1. Dấu hiệu trẻ bị viêm amidan
Các bậc phụ huynh nên chú ý đến các dấu hiệu khác thường xuất hiện trong cơ thể của trẻ khi bị viêm amidan, đặc biệt với những trẻ nhỏ chưa thể nói hoặc biểu đạt cho cha mẹ biết, cụ thể như:
- Đau rát cổ họng khó chịu, ở trẻ sơ sinh có kèm thêm các triệu chứng như quấy khóc, bỏ bú, chán ăn.
- Khó nuốt, nuốt đau: Khi niêm mạc họng và amidan gặp các vấn đề dẫn đến đau sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình nuốt nước bọt, thức ăn. Bé sẽ cảm thấy đau rát từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bữa ở trẻ.
- Ho: ho xuất hiện do trẻ cảm thấy ngứa ngáy cổ họng và có thể kéo dài trong suốt một thời gian. Ho chính là phản xạ để đẩy đờm hoặc các dịch mủ trong họng, mũi ra bên ngoài.
- Amidan bị sưng đỏ: bằng mắt thường các bậc phụ huy có thể nhìn thấy amidan sưng to, đỏ ửng khi trẻ bị viêm amidan.
- Xuất hiện lớp phủ có màu trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan: đây chính là dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị viêm amidan. Lúc này các vi khuẩn sẽ cư trú tại đó và nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của họng gây ra bệnh lý về đường hô hấp khác.
- Hơi thở có mùi hôi: Các vi khuẩn trú ngụ và phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng nói chung và amidan nói riêng khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.
- Sốt cao: bất cứ tình trạng viêm nhiễm nào của cơ thể cũng đều gây ra sốt và trẻ bị viêm amidan cũng vậy. Mức độ sốt cao hay không, kéo dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của trẻ.
- Do trẻ nhỏ không thể tự nhận định và diễn tả được tình trạng bệnh lý của bản thân, nên cha mẹ chủ động theo dõi nhằm phát hiện viêm amidan ở trẻ em khi bệnh mới chớm. Từ đó, đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để đươc điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
2. Bé bị viêm amidan nên uống thuốc gì?
Bé bị viêm amidanm nên uống thuốc gì? đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi thấy con trẻ có các biểu hiện bị viêm amidan. Nhưng theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì để điều trị viêm amidan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, cải thiện hệ miễn dịch, dùng kháng sinh khi viêm amidan do nhiễm khuẩn hoặc đe dọa gây ra biến chứng. Còn trường hợp mắc amidan mãn tính kèm theo các triệu chứng dai dẳng thì nên chọn lựa phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt amidan.
Một số loại thuốc dùng trong tình trạng trẻ bị viêm amidan nhẹ như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa Paracetamol: Hapacol, Tylenol, Panadol, Efferalgan…
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm beta lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
- Dung dịch súc miệng: Bicarbonat natri, Borat natri…
Trong quá trình trẻ sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho trẻ dùng đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ ngang liệu trình điều trị hay tự ý mua thuốc về nhà điều trị.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao
- Thường xuyên bị đau đầu là bệnh gì? Cách tự nhiên để ngăn ngừa và điều trị bệnh?
- Cần thận trọng những điều gì trong khi sử dụng thuốc Gentamicin?
3. Bé bị viêm amidan nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị viêm amidan bằng các biện pháp kể trên, cha mẹ đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho con giúp con có một thể trạng tốt nhất, sức đề kháng tốt để bệnh nhanh hồi phục hơn.
Khi trẻ bị viêm amidan hãy thường xuyên cho trẻ ăn:
- Cho trẻ ăn các loại hoa quả, rau củ được chế biến luộc nhừ hoặc thành dạng nước ép, sinh tố để trong quá trình ăn dễ dàng không gây đa đớn do cọ xát với amidan khi nuốt.
- Tăng sức đề kháng đồng thời hạn chế việc rát họng khô miệng bằng cách bổ sung thật nhiều nước uống hoặc các trái cây giàu Vitamin C như cam, chanh, bưởi, xoài...
- Ăn cháo, súp hoặc canh hay các thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng để trẻ dễ ăn hơn. Thường xuyên thay đổi thựcđơn giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn.
Cùng với đó cũng nên tránh cho trẻ dùng các nhóm thực phẩm như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cay, nóng hoặc quá cứng khiến niêm mạc vùng họng đang bị tổn thương lại bị kích thích thêm. một số các loại hạt, ngũ cốc khô, đồ ăn chứa gia vị tiêu, tỏi, ớt…
- Nho khô, socola hay đậu phộng là những món ăn có chứa Arginin thúc đẩy sự phát triển của siêu vi gây bệnh.
- Đồ uống có ga sẽ gây kích ứng cho niêm mạc họng.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã thêm nhiều kiến thức y khoa về tình trạng bé bị viêm amidan. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để có thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!