Mấy ngày sau khi bị khởi tố, ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn (gọi tắt là Công ty Thiên Sơn) đã làm đơn tố cáo cơ quan CSĐT và VKS tỉnh Hòa Bình vì "Truy cứu trách nhiệm hình sự người không phạm tội".
>>> Vụ án chạy thận ở Hòa Bình: Khởi tố giám đốc công ty Thiên Sơn
Công ty Thiên Sơn đã gửi đơn tố cáo
Ngày 21/11/2018, ông Tuấn bị cơ quan công an tỉnh Hòa Bình khởi tố để điều tra với tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" bằng biện pháp cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông đã làm đơn khiếu nại vì cho rằng mình vô tội và cho rằng cơ quan CSĐT và Viện KSND có hành vi vi phạm luật hình sự năm 2015 được quy định tại điều 15: “xâm hại nghiêm trọng hoạt động tư pháp, truy cứu TNHS người không có tội”.
Công ty Thiên Sơn đã đưa ra những lý lẽ như sau: VKSND và CSĐT tỉnh Hòa Bình là cơ quan tiến hành tố tụng thì bắt buộc phải biết về rõ về cấu thành tội phạm, điều 285 BLHS nằm trong nhóm tội phạm chức vụ và phải thỏa mãn dấu hiệu quy định tại điều 277 Bộ luật hình sự 1999 "người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ". Các cơ quan này buộc phải biết rõ ông Đỗ Anh Tuấn không phải là người “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Tuấn không phải là Người có chức vụ quyền hạn hoặc được giao thực hiện Công vụ theo quy định của điều 285 Bộ luật hình sự 1999. Vì vậy Ông Đỗ Anh Tuấn không phải là chủ thể của tội danh này.
Mặc khác, Công ty Thiên Sơn cho rằng việc thực hiện sữa chữa hệ thống RO2 là theo hợp đồng với bệnh biện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng tại thời điểm xảy ra vụ việc thì công ty vẫn đang trong quá trình thực hiện, chưa có nghiệm thu bàn giao. Bản hợp đồng được hai bên kí kết vào ngày 25/5/2017. Điều kiện và thủ tục kí hợp đồng đúng như pháp luật quy định.
“Viện KSND và CSĐT tỉnh Hòa Bình biết rõ Đỗ Anh Tuấn không phải là chủ thể của tội danh, không có hành vi phạm tội nhưng cố tình truy cứu trách nhiệm hình sự là vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng hoạt động tư pháp”, một luật sư nhấn mạnh.
Điều 368 Bộ luật hình sự 2015: Tội truy cứu trách nhiệm người không có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
1a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
1b) Đối với 02 người đến 05 người;c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
1c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
1d) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
1e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
1a) Đối với 06 người trở lên;
1b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
1c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
1d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, chủ thể của tội danh được quy định theo bộ luật trên bao gồm những người có thẩm quyền trong việc thực hiện hành vi tố tụng là truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, những người được quyền quyết định khởi tố bị cáo và có quyền truy tố bị can trước tòa.
Bác sĩ Lương cùng hai bị cáo khác tại phiên tòa xảy ra vào hồi tháng 5 năm ngoái
Theo hồ sơ vụ án, trước đó, vào ngày 25/5/2017, giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã kí hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 với giám đốc công ty Thiên Sơn. Nhưng ngay trong ngày kí hợp đồng thì công ty này đã kí hợp đồng lại cho công ty Trâm Anh (giám đốc là Bùi Mạnh Quốc). Công ty này đến làm nhiệm vụ vào ngày 28/5/2017.
Ông Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư của bệnh viện - không kiểm tra việc sửa chữa, không lẫy mẫu phẩm xét nghiệm nhưng vẫn thông báo hệ thống có thể sử dụng được.
Ngay sau đó một ngày, bác sĩ Lương được giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, nghe điều dưỡng thông báo hệ thống lọc nước RO hoạt động trở lại bình thường nên không kiểm tra, không báo cáo và ra lệnh chạy thận cho 18 người khiến 9 người bị tử vong. Sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố các bị can Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc. Sau đó khởi tố bị cáo: Hoàng Đình Khiếu - phó giám đốc kiêm trưởng khoa hồi sức tích cực, Trần Văn Thắng - nguyên trưởng phòng vật tư và Trương Quý Dương - nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Và ngày 22/11 vừa qua thì khởi tố thêm giám đốc công ty Thiên Sơn.