Liên quan đến vụ án chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình, ngày 22/11, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Hòa Bình đã quyết định khởi tố bị cáo Đỗ Anh Tuấn - giám đốc Công ty Thiên Sơn, công ty được kí hợp đồng sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.
Bác sĩ Lương trong ngày được tòa trả hồ sơ để điều tra tiếp
Theo đó, cơ quan công an tỉnh cho ông Tuấn tại ngoại, không cho đi khỏi nơi cư trú mặc dù trong các cuộc điều tra trước, cơ quan này luôn giữ quan điểm ông Tuấn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể trong ngày được kí hợp đồng với giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (25-5-2017), ông Tuấn đã chuyển nhượng cho công ty Trâm Anh làm nhiệm vụ sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2. Tuy nhiên sau khi sửa chữa (ngày 28-5-2017 Bùi Mạnh Quốc – giám đốc công ty Trâm Anh đến sữa chữa), đã để tồn đọng axit trong hệ thống lọc nước.
Ông Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư của bệnh viện không kiểm tra kết quả của việc sửa chữa, không làm xét nghiệm mẫu nước nhưng vẫn thông báo cho điều dưỡng là có thể dùng hệ thống như bình thường.
Ngay sau đó 1 ngày (29-5), bác sĩ Hoàng Công Lương làm nhiệm vụ chuyên môn nhưng vì nhận thông báo “có thể sử dụng bình thường” nên không kiểm tra lại mà ra lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân làm 9 người bị tử vong.
Bác sĩ Lương cùng hai bị cáo khác tại phiên tòa năm ngoái
Sau khi xảy ra vụ việc, Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc bị khởi tố. Sau đó khởi tố bị cáo: Hoàng Đình Khiếu - phó giám đốc kiêm trưởng khoa hồi sức tích cực, Trần Văn Thắng - nguyên trưởng phòng vật tư và Trương Quý Dương - nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Và ngày 22/11 vừa qua thì khởi tố thêm giám đốc công ty Thiên Sơn.
Đến nay vụ án vẫn chưa có hồi kết. Nhiều luật sư cho rằng bác sĩ Lương bị oan khi khởi tố tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong khi nhiệm vụ của mình là cứu người. Hiện, cơ quan điều tra đã đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương sang tội "vô ý làm chết người".