Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 đã can thiệp mạch cấp cứu gây tắc động mạch phế quản, giành giật lấy tính mạng trong gang tấc cho bệnh nhân nam 62 tuổi, ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, bị ho ra máu mức độ rất nặng (ho ra máu sét đánh).
Các bác sĩ Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam 62 tuổi, ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, bị ho ra máu mức độ rất nặng.
Trước đó, bệnh nhân có tiền sử điều trị lao phổi 20 năm.
Ba tháng gần đây bệnh nhân xuất hiện ho ra máu dai dẳng, ho máu tăng dần, mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực nhưng tình trạnh ho máu không thuyên giảm.
Bệnh nhân chuyển tới Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng thể trạng suy kiệt nặng (35kg/158cm), gù vẹo cột sống, 2 phổi bị xơ, giãn phế quản nặng. 22 giờ ngày 30/10/2019, bệnh nhân đột ngột ho máu số lượng khoảng 600ml màu đỏ tươi, biểu hiện suy hô hấp: tím tái, huyết áp tụt.
Các bác sĩ đã nhanh chóng khai thông đường thở, đặt ống nội khí quản, thở máy và ngay lập tức kích hoạt kíp trực can thiệp mạch cấp cứu. Sau 3 giờ can thiệp, bệnh nhân được chuyển về Trung tâm Hồi sức cấp cứu tiếp tục theo dõi. 2 ngày sau bệnh nhân được rút ống nội khí quản, ý thức và vận động hoàn toàn bình thường, bệnh nhân chỉ khạc ít đờm lẫn máu cũ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Xuân Khẩn - Phó giám đốc Trung tâm Nội Hô hấp, người đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo kíp cấp cứu nhận định, có thể nói đây là kỳ tích trong thực hành lâm sàng bởi lẽ bệnh nhân ho ra máu rất nặng tỷ lệ tử vong gần như 100% dù được cấp cứu kịp thời do tình trạng tắc nghẽn đường thở cấp tính nên được y văn gọi là "ho ra máu sét đánh".
Xem thêm các bài viết liên quan
- Người đàn ông tử vong vì ăn trứng, dừng ngay cách ăn trứng sai lầm
- Giám đốc bệnh viện K hướng dẫn cách phòng bệnh gan
- Bạn nên hỏi bác sĩ những gì khi nhận được một toa thuốc?
Trước đó, BV Bãi Cháy, Quảng Ninh cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân "ho ra máu sét đánh do lao phổi" có nguy cơ nguy kịch 100%.
Bệnh nhân là Mạc Văn Ư (29 tuổi, trú tại Hồng Thái Tây – Đông Triều- Quảng Ninh) được chuyển từ Bệnh viện Lao phổi Quảng Ninh đến Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng bị sốc mất máu (mạch 120 lần/ phút, huyết áp 80/40 mmHg). Các bác sĩ của hai bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và thống nhất chẩn đoán “Sốc mất máu do ho ra máu trên nền bệnh nhân lao phổi”. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào phòng can thiệp mạch để tiến hành nút mạch cầm máu.
Nhận định về tình huống nguy cấp lúc đó, bác sĩ Lê Tiến Hưng cho biết: “Trước khi cấp cứu tại bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân Mạc Văn Ư đã ho ra máu nhiều, mất khoảng hơn 2 lít máu và được truyền 5 đơn vị máu tại Bệnh viện Lao phổi Quảng Ninh nhưng xét nghiệm lại vẫn cho kết quả thiếu máu nặng vì chưa giải quyết được nguyên nhân gây mất máu, vì vậy chúng tôi quyết định vừa hồi sức tích cực, vừa nút mạch cấp cứu để cầm máu với mục tiêu tránh nguy cơ bệnh nhân tử vong do sốc mất máu.”
Can thiệp mạch là biện pháp hiện đại, hiệu quả cao điều trị ho ra máu. Kỹ thuật này đã được tiến hành thường quy tại Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 từ nhiều năm nay và mang lại hiệu quả rất tốt”.
Tâm sự với mọi người ngày bệnh nhân được ra viện, vợ bệnh nhân chia sẻ: "May mắn của gia đình là đã gặp được các bác sĩ có chuyên môn cao, tận tình. Các bác sĩ như đã khai sinh ra chồng tôi lần nữa".
Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng sưu tầm