Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xơ cứng bên nguyên phát có điều trị được không?


Xơ cứng bên nguyên phát (PLS) là bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh, phá vỡ các cơ gây yếu, trong đó các cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất là tay, chân và lưỡi.

xơ cứng bên

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân xơ cứng bên

Xơ cứng bên tuy hiếm gặp nhưng không trừ bất kỳ đối tượng nào, phổ biến nhất là ở độ tuổi trung niên; còn một số là thời thanh thiếu niên và bẩm sinh do di truyền từ bố mẹ.

Triệu chứng của bệnh xơ cứng bên

Xơ cứng bên có thể xuất hiện những biểu hiện sau đây:

  • Co cứng chân, thậm chí bị tê liệt
  • Di chuyển khó, chân yếu, vụng ề
  • Các cơ ở phần thân bị yếu sau đó lan tới tay, hàm, lưỡi
  • Tiếng nói bị khàn, tốc độ chậm; hay nói lắp, cơ mặt kém linh hoạt; dễ bị nhỏ dãi
  • Khó nuốt và khó thở
  • Nhiều trường hợp bắt đầu ở lưỡi rồi mới lan đến các vùng khác
  • Nếu bạn hay người thân thấy bất kỳ những dấu hiệu nào kể trên hay những phản ứng bất thường khác, cần mau chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám.

Xơ cứng bên do đâu?

Hiện nay, người ta chưa tìm ra điều gì rõ ràng gây bệnh xơ cứng bên nhưng họ nghi ngờ có thể do rối loạn thần kinh vận động trong tủy sống và não, chúng có nhiệm vụ chuyển giao tín hiệu từ não sang cơ bắp.

Bệnh xơ cứng bên có thể chẩn đoán & điều trị thế nào?

Không có cách nào chung cho tất cả bệnh nhân mắc xơ cứng bên. Vì vậy, mọi người cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn đúng đắn nhất. Chẳng hạn như:

  • Thu thập thông tin từ người bệnh, về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử mắc bệnh.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng hay những yếu tố gây suy yếu cơ.
  • Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra não qua hình ảnh để nhận biết dấu hiệu thoái hóa của các tế bào thần kinh cũng như tìm ra những nguyên nhân khác gây ra bệnh như cấu trúc, khối u,…
  • Điện cơ: đưa kim điện cực qua các cơ quan khác để đo khả năng hoạt động điện của các cơ trong khi co lẫn giãn, từ đó đánh giá được vai trò của các nowrron thần kinh vận động, cuối cùng sẽ kết luận xơ cứng bên nguyên phát hay teo cơ một bên.
  • Dẫn truyền: thử nghiệm dẫn truyền thần kinh là cách dùng dòng điện với hiệu điện thế nhỏ để đo khả năng truyền xung điện của dây thần kinh đến cơ và những vùng khác để kết luận về tình hình hoạt động của dây thần kinh.
  • Chọc dịch não tủy: dùng kim mỏng và rỗng để lấy dịch của tủy não để đưa vào phòng thí nghiệm phân tích từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác để lên phác đồ điều trị thích hợp.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

xơ cứng bênĐã tìm ra cách chữa xơ cứng bên?

Sau khi đã loại trừ các bệnh khác, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ xơ cứng bên nguyên phát.Thậm chí có những trường hợp phải kéo dài trong nhiều năm mới chẩn đón xong bì bệnh này trong thời gian đầu thường không hề có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Vì vậy, có thể sau vài ba năm bạn phải quay trở lại để thử điện cơ.

Hiện nay, chưa có cách nào để điều trị dứt điểm bệnh xơ cứng bên mà chỉ có những cách để làm giảm triệu chứng và bảo vệ, phục hồi các chức năng. Bệnh nhân có thể được chỉ định những liệu pháp sau đây:

  • Thuốc: những loại thuốc được khuyến khích dùng như chống co thắt: baclofen, clonazepam (Klonopin) hoặc TIZANIDINE (Zanaflex).
  • Tiêm: nếu dùng thuốc vẫn không giảm các triệu chứng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật  bằng cách bơm thuốc  trực tiếp vào dịch tủy . Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm nếu bệnh nhân có dấu hiệu mắc bệnh này.
  • Vật lý trị liệu: những bài tập phục hồi chức năng như kéo dãn hay tăng cơ để duy trì sự linh hoạt của cơ bắp, ngăn cứng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng miếng dán nhiệt để giảm sưng đau.
  • Ngôn ngữ trị liệu: được áp dụng khi cơ mặt người bệnh bị tê liệt, giúp họ khôi phục lại chức năng vận động và khả năng phát âm.
  • Những thiết bị khác hỗ trợ: kỹ thuật viên trị liệu có thể hỗ trợ bệnh nhân những dụng cụ như khung tập đi, xe lăn, gậy chống,…

Cách phòng bệnh hợp lý

Chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tật bằng những thói quen tốt:

  • Tăng cường vận động: tự thể dục tại nhà; tập đi lại miễn thấy mình làm được và thoải mái nhưng hãy chắc chắn mình luôn có những thiết bị bảo hộ an toàn, tránh bị té ngã.
  • Ăn uống khoa học: hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn để có cơ thể cường tráng nhưng tránh ăn quá đà dẫn đến tăng cân quá mức gây áp lực nặng cho các khớp xương.

Những cách điều trị và chẩn đoán bệnh xơ cứng bên nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người đọc xong không được tự ý áp dụng tại nhà mà hãy luôn luôn đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời.

Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/