Xét nghiệm Triglyceride là một bước không thể thiếu trong việc xét nghiệm bệnh mỡ máu. Vậy Triglycerid trong máu là gì? Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong xét nghiệm và điều trị bệnh, câu hỏi sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Chỉ số triglyceride trong máu là gì?
Triglyceride là tên tiếng anh của chất béo trung tính, một dạng chất béo vẫn được cơ thể chúng ta thường tiêu thụ hàng ngày. Triglyceride tồn tại nhiều trong thành phần chủ yếu của thực vật hay mỡ động vật. Trong thời gian tiêu hóa triglyceride sẽ được cơ thể tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào sau đó chúng di chuyển trong mạch máu.
>>Tham khảo thêm: Thuốc Nitroglycerin có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng của thuốc an toàn hiệu quả
Triglyceride thực tế là một dạng este được hình thành từ 3 axit béo và glycerin. Sau khi Triglycerid đi vào cơ thể thì chúng sẽ được đưa đến phần ruột non. Sau quá trình phân tách ra, Triglycerid sẽ kết hợp với Cholesterol để giúp tạo thành năng lượng.
Năng lượng trên sau đó sẽ được tích trữ chủ yếu tại những tế bào gan và mỡ. Trong đó số lượng lớn Triglycerid bám vào các thành mạch từ đó làm hình thành mảng mỡ bám trên động mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu. Do vậy với những người bình thường có chỉ số mỡ máu triglyceride cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, thậm chí là đột quỵ…
Nắm được kiến thức Triglycerid trong máu là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ băn khoăn và đặt ra câu hỏi “ chỉ số Triglycerid bao nhiêu là nguy hiểm?” Đây là thông tin rất quan trọng và cần thiết giúp người bệnh hiểu rõ, biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách.
Mức độ bình thường: Nồng độ Triglyceride dưới 150mg/dl
Mức có có nguy cơ mắc bệnh: Nồng độ Triglycerid từ 150 -199mg/dl
Mức độ nguy hiểm cao: nồng độ Triglyceride khoảng từ 200 – 499 mg/dl
Mức độ nguy hiểm rất cao: nồng độ Triglyceride đạt trên 500mg/dl
Với những chỉ số Triglycerid trong cơ thể khi xét nghiệm cho thấy được mức độ nguy cơ cao gây ra các bệnh lý tim mạch của người bệnh có thể sẽ phải đối mặt. Từ đó người bệnh sẽ xác định được hướng điều trị và có cách xử lý kịp thời.
Trường hợp nào nên xét nghiệm Triglycerid?
Theo các chuyên gia bác sĩ thì mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ 1 năm ít nhất 2 lần để tầm soát bệnh, tuy nhiên với chỉ số Triglycerid thì nên được thực hiện 4,5 năm 1 lần. Còn với những trường hợp dưới đây càng phải thực hiện theo chỉ định để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả.
- Người bệnh có chế độ ăn uống không khoa học
- Nghiện rượu, thuốc lá
- Người bị béo phì hay thừa cân
- Bệnh nhân bị đái tháo đường hay huyết áp cao
- Người có tiền sử bệnh tim có người thân trong gia đình mắc bệnh
- Người cao tuổi
Xét nghiệm chỉ số Triglycerid mang lại kết quả chính xác khi người bệnh thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân làm tăng nồng độ triglyceride
Dược sĩ các trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ, nồng độ Triglyceride tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát:
Với nhóm nguyên nhân nguyên phát
- Có tính chất gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc phải tình trạng tăng nồng độ Triglyceride thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Nghiên cứu khả năng di truyền NST trội có tỷ lệ hiện mắc khoảng từ 1-2% cho đến 5 – 10% dân số.
- Thiếu LPL hoặc đột biến apolipoprotein C-II hay những đột biến khác
Nguyên nhân thứ phát làm tăng Triglycerid
- Hút thuốc lá: Một trong số những nguyên chính gây ra tình trạng làm giảm nồng độ cholesterol có lợi(HDL) đồng thời có thể làm tăng nồng độ cholesterol có hại(LDL) đồng thời tăng triglyceride làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Trường hợp người bệnh nếu hút thuốc càng nhiều, thì khiến cho việc đào thải mỡ sẽ càng kém, gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong máu, bao gồm cả tim, mạch não.
- Thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 60-70% người bệnh béo phì thì sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu và tăng nồng độ triglyceride cao
- Ít hoạt động thể chất: Để tăng cường sức khỏe, và giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra thuận tiện hơn thì mỗi người cần phải vận động thường xuyên. Do vậy với những người lười vận động sẽ làm hạn chế lưu thông máu, tiêu thụ đồ ăn. Điều này gây ra tình trạng dư thừa lượng mỡ dư thừa đồng thời cũng làm tăng nồng độ triglyceride.
- Uống quá nhiều rượu: Việc sử dụng rượu mỗi ngày sẽ càng làm kích thích gan sản xuất axit béo làm tăng nồng độ triglycerides trong máu. Do vậy nếu người bệnh dùng quá nhiều rượu đồng thời tiêu thụ thức ăn chứa nhiều mỡ…thì sẽ làm tăng triglycerides đột biến.
- Tiểu đường, suy giáp và hội chứng chuyển hóa: Một số người mắc bệnh lý nền thường có mức chỉ số triglyceride cao hơn so với người thường đó là bệnh suy giáp, tiểu đường hay hội chứng chuyển hóa.
- Tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa: việc này sẽ làm tăng mức chất béo trung tính triglyceride trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc làm tăng nồng độ Triglyceride có thể do một số loại thuốc tăng cường estrogen, một số thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine); thuốc ức chế protease và corticosteroid, thuốc ức chế beta không chọn lọc; và một số loại thuốc khác bao gồm propofol; bexarotene; isotretinoin; cyclosporine; sirolimus; all-trans retinoic acid; tacrolimus;…
- Nguyên nhân do di truyền: Một số nghiên cứu khác cho biết nguyên nhân tăng nồng độ triglyceride có thể do di truyền, do vậy mỗi bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm thì cần phải được điền vào tờ khai y tế yêu cầu đồng thời khai báo tiền sử bệnh của gia đình.
Chỉ số triglyceride tăng cao gây ra biến chứng gì?
Theo chia sẻ của dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HN, chỉ số triglyceride tăng cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý về tim mạch. Người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác cần được xử lý kịp thời, cụ thể như sau:
- Viêm tụy cấp: Bệnh viêm tụy cấp có thể do hậu quả của chỉ số triglyceride tăng cao. Cụ thể tuyến tụy thường được đặt ở bên trái bụng, là một cơ quan có vai trò quan trọng trong sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết nhằm hấp thụ thức ăn. Nếu như nồng độ Triglyceride tăng cao sẽ khiến các loại acid béo tự do càng tăng cao từ đó sẽ làm tổn thương những tế bào tụy, đồng thời có thể làm tăng những chất trung gian của phản ứng viêm hay những các gốc tự do từ đó gây ra viêm tụy. Người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng bất thường bao gồm sốt, đau bụng dữ dội và nôn mửa. Tình trạng này nặng hơn có thể gây đe dọa tính mạng đến người bệnh.
- Đái tháo đường tuýp 2: Bệnh lý này do hội chứng chuyển hóa cao bao gồm từ một số bệnh lý như HDL thấp, huyết áp cao, tăng mỡ bụng, đồng thời do lượng đường trong máu cao. Bởi vậy nếu bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao đồng thời sẽ xuất hiện hai trong số 5 điều kiện, người bệnh sẽ càng tăng nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường tuýp 2 lên gấp 5 lần.
- Đột quỵ: Nếu như nồng độ triglyceride trong cơ thể tăng cao thì sẽ càng làm hạn chế lưu lượng máu trong những mạch máu được cung cấp cho não, đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đột quỵ.
- Ảnh hưởng gan: Việc tăng nồng độ triglyceride không kiểm soát sẽ khiến cho cơ thể sản sinh ra những axit béo và chúng tích tụ cả trong gan. Điều này nếu không được kiểm soát thì khiến cho bệnh nhân mắc phải một số bệnh về gan mãn tính bao gồm gan nhiễm mỡ, sẹo gan. Điều này càng khiến gây ra những bệnh lý bao gồm viêm gan nhiễm mỡ, thậm chí ung thư gan.
- Bệnh tim: Khi mà chỉ số triglyceride tăng cao thì người bệnh sẽ phải giải phóng khá nhiều chất béo trong cơ thể. Như vậy chúng sẽ bị tích tụ bên trong những mạch máu để gây ra sự cản trở vận chuyển oxy đến cơ tim. Do vậy những người có nồng độ triglyceride tăng cao thì họ sẽ gặp phải hội chứng chuyển hóa như vậy sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim so với người bệnh bình thường hơn gấp 2 lần.
- Ảnh hưởng đến chân: Không chỉ là những biến chứng trên, triglyceride tăng cao sẽ làm ngăn máu chảy từ động mạch đến chân, tăng nguy cơ gây ra bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Chúng có thể gây đau hoặc tê ở chân, nhất là khi đi bộ, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thường gặp ở chân.
- Mất trí nhớ: Tăng nồng độ triglyceride cao ở người cao tuổi thì càng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ triglyceride cao sẽ làm phá hỏng những mạch máu bên trong não gây ra sự tích tụ amyloid( một loại protein độc hại).
Những biến chứng của triglyceride tăng cao có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe. Theo đó thì mỗi người cần phải nắm rõ thông tin về bệnh, để được kiểm soát và điều trị kịp thời.
Một số biện pháp nhằm kiểm soát triglyceride
Khi nồng độ triglyceride tăng cao trong cơ thể, tùy vào mức độ ở mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị khác nhau. Với trường hợp nặng có thể được chỉ định sử dụng thuốc. Đây là nguyên tắc chính trong việc kiểm soát nồng độ triglyceride tăng cao. Tốt nhất người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh có ý nghĩa tích cực nhằm giúp cơ thể được tăng cường sự khỏe mạnh. Đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:
- Tăng cường sự vận động: Mỗi người cần phải xây dựng thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh cùng rất tốt, điều đó sẽ làm giảm triglyceride đồng thời sẽ giúp làm tăng cholesterol “tốt”. Do vậy mỗi người cần phải dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tham gia những hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe. Trong đó cách đơn giản nhất là đi bộ hay lựa chọn bộ môn thể thao ưa thích, chạy bộ. Bên cạnh đó người bệnh cần phải kết hợp sự vận động nhẹ nhàng trong thời gian thời gian rảnh.
- Tránh tiêu thụ đường và carbohydrate tinh chế: Một số thực phẩm có chứa nhiều loại không tốt cho sức khỏe như bánh kẹo, cơm, hay cả một số loại hoa quả…Người bệnh tốt nhất hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ để sử dụng cho phù hợp
- Giảm cân: Thường thực phẩm khi đi vào cơ thể sẽ biến calo chuyển đổi thành triglyceride sau đó được lưu trữ dưới dạng chất béo. Theo đó thì việc làm giảm lượng calo cũng sẽ làm giảm chỉ số triglyceride. Mỗi người nên giảm khoảng từ 5% đến 10% trọng lượng cần thiết đối với sức khỏe của bạn. Từ đó sẽ giúp làm sự tích tụ của chất béo đồng thời làm giảm tổn thương cho những tế bào, nhất là đối với bệnh nhân béo phì hay thừa cân quá nhiều. Dù vậy thì người bệnh cần phải lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn.
- Bổ sung chất béo tốt: Chất béo cũng có hai dạng là chất béo tốt và có hại. theo đó thì bạn nên tăng cường chất béo tốt là axit béo omega-3 thường xuất hiện nhiều trong các loại cá thu, cá hồi, hay một số loại hạt dẻ, óc chó, bơ… Điều đó sẽ làm tránh chất béo chuyển hóa hay những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu hoặc chất béo hydro hóa.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá là khắc tinh với triglyceride tăng cao. Do vậy thay vì sử dụng những đồ uống trên, bạn nên bổ sung những loại đồ uống có chứa nhiều dinh dưỡng hơn bao gồm nước lọc, trà hoa bụp giấm, nước cam…
Nguyên tắc ăn uống kiểm soát triglyceride
- Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối: Các chuyên gia khuyến cáo thời điểm mà mỗi người bên ăn tốt nhất trong khoảng 6 giờ 30 – 7 giờ tối. Bởi sau thời điểm này thì lượng thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ rất khó hấp thu. Điều này dẫn đến lượng mỡ thừa dễ đọng lại tại thành mạch.
- Không nên thức quá khuya: Đa số những người thức muộn thường dễ mệt mỏi vì thiếu ngủ, dễ tăng cân đồng thời cũng có mức chỉ số triglyceride cao hơn so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó thức khuya còn khiến cho nội tiết của tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, khiến cho sự tích tụ chất béo tại thành bụng và cơ mông( gây béo phì).
- Giảm căng thẳng, áp lực: Người bệnh có thể lựa chọn xem một số chương trình giải trí hay tập thể dục nhằm làm giải tỏa áp lực.
Những chia sẻ thông tin về nồng độ triglyceride tăng cao do nguyên nhân và cách kiểm soát như thế nào ghi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!