Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm phế quản: dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp điều trị


Biến chứng của bệnh viêm phế quản rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của con người. Do đó, mọi người cần bổ sung kiến thức về triệu chứng, các nguyên nhân và biện pháp điều trị, đề phòng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Viêm phế quản là gì

Viêm phế quản là gì

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản thực chất là một bệnh về đường hô hấp do bị chấn thương ở vùng niêm mạc của phổi dẫn đến khó thở. Có hai loại viêm phế quản là cấp tính và mãn tính. Trong đó, phổ biến nhất là cấp tính do bệnh cảm lạnh gây ra còn trường hợp mãn tính thì nguyên nhân được cho là khói thuốc. Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến viêm phổi khi nhiễm trùng sâu vào phổi gây ra triệu chứng tràn khí màng phổi; xảy ra những biến chứng tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản

Tất cả các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, kể cả cấp tính hay mãn tính đều bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, khó thở, chán ăn
  • Bắt đầu sốt rồi ớn lạnh từng cơn
  • Ho: ho có nhiều đờm, thậm chí trong đờm có máu
  • Cảm thấy khó chịu ở ngực

Lưu ý: Trường hợp cấp tính thì triệu chứng thường nhẹ hơn, chỉ đơn giản là những cơn sốt nhẹ hay đau nhức và có thể cải thiện được trong thời gian ngắn, chậm nhất là vài tuần. Trường hợp mãn tính thì các cơn ho thường lâu hơn, điều trị lâu khỏi hơn, kéo dài trong nhiều tháng, có trường hợp lên đến mấy năm.

Khi gặp những dấu hiệu trên thì bạn cần nhanh chóng đi bệnh viện để được các bác sĩ sử dụng những thiết bị Y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do khói thuốc lá, môi trường khói bụi,…Trường hợp cấp tính thì chủ yếu là do các virus cảm cúm gây ra.

Nguy cơ mắc viêm phế quản càng cao nếu:

  • Hút thuốc: Kể cả những người hút thuốc thụ động (hít khói thuốc lá) thì nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn.
  • Hệ miễn dịch kém: Những người có hệ miễn dịch kém thì hay bị cảm cúm khi trời trở gió hay khi thay đổi nơi sống đột ngột và họ cũng dễ bị viêm phế quản do virus cúm gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Môi trường làm việc độc hại: Công nhân nhà máy điện tử hạt nhân, những gười làm nghề phải tiếp xúc với nhiều khói bụi ô nhiễm dễ khiến phổi bị kích ứng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.
  • Trào ngược dạ dày: Triệu chứng ợ nóng lặp lại nhiều lần làm kích ứng cổ họng, dễ bị viêm phế quản.

Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản hiệu quả

Chẩn đoán

Để phát hiện bệnh viêm phế quản, tông thường các bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng của bệnh nhân  để xem mức độ của các triệu chứng ấy như thế nào. Họ sẽ sử dụng ống nghe để nghe những gì bất thường trong phổi. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Xét nghiệm chức năng phổi
  • Đánh giá khả năng thực hiện chức năng của nó
  • Chụp X – quang,…

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Viêm phế quản có thể điều trị không

Viêm phế quản có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm

Điều trị viêm phế quản

Chúng ta có thể chữa trị viêm phế quản nhờ thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc các bài thuốc dân gian có thể điều trị tại nhà.

Thuốc

  • Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc ho OTC hoặc thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng và giúp họ dễ thở hơn.
  • Thuốc giãn phế quản giúp làm sạch chất nhờn, từ đó hanh thông mũi, dễ thở hơn.
  • Mucolytics có tác dụng long đờm giúp ho dễ dàng.
  • Thuốc kháng sinh: kháng khuẩn, virus, triệt tiêu nguồn gốc phát sinh bệnh tật.

Các cách điều trị viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Bác sĩ Y học Cổ truyền - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ một số biện pháp điều trị viêm phế quản tại nhà như:

Dầu bạch đàn

Dầu bạch đàn có tác dụng chữa khỏi các triệu chứng của viêm phế quản. Vì nó có tính chất kháng khuẩn và loãng đờm. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy một ít dầu bạch đàn cho vào bát nước nóng rồi trùm một cái khăn lên đầu và tiến hành xông hơi.

Nước muối

Nước muối quả là liều thuốc thần kì đối với nhiều bệnh. Với những người bị viêm phế quản thì chỉ cần cho một ít muối vào nươc ấm rồi súc miệng thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Cứ kiên trì khoảng vài tuần như thế là bạn thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý là không nên uống nước nóng quá cũng không mặn quá vì có thể bỏng rát. Tất nhiên nếu ít muối quá thì sẽ không có lợi.

Mật ong

Đặc tính kháng khuẩn của mật ong sẽ làm cổ họng của bạn bớt khó chịu hơn. Nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách sử dụng cũng rất dễ dàng, chỉ cần pha vài thìa mật ong vào trà nóng là xong. Tốt hơn nữa bạn có thể pha với nước chanh ấm.

Hành tây

Hành tây có khả năng giảm đờm nên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm phế quản. Hãy ăn hành tay băm sống khi còn đói vào buổi sáng hoặc làm salad ăn vào các bữa chính sẽ giúp bạn đạt hiệu quả nhanh chóng.

Vừng

Công dụng của vừng còn là để chữa các triệu chứng viêm phế quản. Bạn có thể ăn món này hằng ngày hoặc trộn vừng cùng muối ăn và mật ong rồi pha với nước và uống trước lúc đi ngủ để nhanh đạt kết quả chữa bệnh như ý muốn.

 Nước

Nước lọc rất tốt cho cơ thể. Với những người bị viêm phế quản, chỉ cần bổ sung đủ lượng nước là đã đi được nửa quảng đường điều trị bệnh rồi. Bạn có thể uống lên đến 10 cốc nước mỗi ngày. Vào buổi sáng thì có thể uống chanh mật ong với nước ấm. Bạn nên hạn chế tối đa rượu hay cà phê vì nó càng khiến bạn bị mất nước và các chất nhầy sẽ tích lại nhiều hơn.

Gừng

Gừng có thể kháng viêm và kháng khuẩn nên nó tốt cho bệnh nhân mắc viêm phế quản. hãy pha hỗn hợp gồm bột gừng, quế, đinh hương vào nước ấm và uống hằng ngày.

Tỏi

Tương tự như gừng, món giá vị có sẵn trong nhà bếp mọi nhà có tác dụng kháng khuẩn rất tốt cho người bị viêm phế quản. Hãy lấy mấy nhánh tỏi băm nhuyễn rồi cho vào nước đun sôi để nguội và uống mỗi tối, uống vào trước lúc đi ngủ để tăng hiệu quả.

Nghệ

Ai cũng biết nghệ có công dụng chống viêm. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần pha bột nghệ với nước ấm, uống 2 – 3 cố mỗi ngày, uống vào lúc bụng rỗng để tăng hiệu quả. Lưu ý, bệnh nhân bị sỏi mật, loét dạ dày, vàng da không nên dùng.

 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/