Để giúp các bạn có thêm những kiến thức về bệnh tràn khí màng phổi, ban tư bấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp tất cả những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng tránh bằng cách nào trong bài viết dưới đây.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn khí màng phổi
Bệnh tràn khí màng phổi là gì?
Giữa lá thành và lá tạng của phổi có một khoang, gọi là khoang màng phổi. Ở thể trạng bình thường, khoang màng phổi không có khí, chỉ có một ít dịch để nó hoạt động trơn tru dễ dàng nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến khí lọt vào và gây bệnh.
Có hai loại tràn khí màng phổi: tự phát và thứ phát. Tự phát là lần đầu xuất hiện ở một người bình thường, chưa có tiền sử về bệnh lý. Thứ phát là xảy ra ở những người mắc bệnh liên quan về phổi: ung thư phổi, bệnh phổi tăc nghẽn mãn tính,… Căn bệnh này thường xảy ra ở người trưởng thành nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Những triệu chứng của tràn khí màng phổi
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tràn khí màng phổi là sự thay đổi về hơi thở, làn da, sắc mặt, nhịp tim. Cụ thể:
- Người bệnh bỗng nhiên khó thở
- Hoa mắt chóng mặt thậm chí là ngất xỉu tại chỗ
- Da mặt trở nên xanh xao
- Cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
- Nhịp tim tăng nhanh đột ngột
Các biểu hiện có thể khác nhau tùy từng người, cũng có thể có những phản ứng không được liệt kê trên đây nhưng cần nhớ khi thấy khó thở thì cần nhanh chóng đi khám bởi điều đó cảnh báo về sức khỏe của bạn không được tốt.
Bệnh tràn khí màng phổi do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tràn khí màng phổi. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các túi khí bị vỡ làm nó đọng lại ở khoang phổi. Bệnh cũng có thể do di truyền.
Với bệnh tràn khí màng phổi thứ phát thì nguyên nhân được lý giải là do những bệnh bạn đã mắc gây ra như: hen suyễn, lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc đôi khi là bị thương nặng ở ngực và phổi. Các nhà khoa học cũng kết luận 40% bệnh nhân mắc bệnh này là đã mắc bệnh lao phổi trước đó.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Triệu chứng và nguyên nhân gây ra tràn khí màng phổi
Những người có nguy cơ cao mắc tràn khí màng phổi
Bệnh này thường phổ biến ở độ tuổi từ 20 – 40, hay gặp nhất là ở những người cao gầy. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Giới tính: bệnh hay gặp ở nam hơn là nữ
- Hút thuốc lá (cả hít khói thuốc): những người hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
- Di truyền: một vài trường hợp mắc tràn khí màng phổi nguyên phát được kết luận là do di truyền.
- Bệnh phổi, lao phổi: Đây là bệnh dễ dẫn đến tràn khí màng phổi thứ phát.
- Thở máy: những người thở máy có khả năng bị tràn khí màng phổi cao hơn
- Đã từng bị tràn khí màng phổi
Nếu bạn không có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh kể trên thì không đồng nghĩa với việc bạn không mắc bệnh. Bệnh tật không tha cho bất kỳ ai, nó có thể đến lúc nào không ai hay. Vì vậy, hãy chủ động phòng tránh tràn khí màng phổi bằng cách loại bỏ các yếu tố đó.
Chẩn đoán tràn khí màng phổi bằng cách nào?
Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên nhờ người nhà đưa đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh án rồi khám sức khỏe tổng quát: nghe tiếng thở bằng ống nghe, chụp X-quang ở ngực, kiểm tra khí O2 ở trong máu, sử dụng điện tâm đồ để kiểm tra trạng thái hoạt động của tim, từ đó đưa ra kết luận về bệnh tình chính xác nhất.
Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tốt nhất
Cùng một triệu chứng nhưng có thể cách điều trị tràn khí màng phổi sẽ khác nhau vì vậy, cách điều trị dưới đây không phải để áp dụng cho tất cả mọi người, không được thay thế cho chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.
Dựa vào từng trình trạng bệnh cụ thể, phát hiện đúng nguyên nhân thì hiệu quả điều trị mới cao. Nếu ở mức độ nhẹ thì có thể tự chữa khỏi bằng cách luyện tập hít thở đều đặn. Nếu tình trạng nghiêm trọng thì được cách thức điều trị là đặt vào ngực một ống thông khí để đẩy khí ra ngoài và giữ nguyên như vậy cho đến khi lỗ thủng không khí lành lại.
Nếu các cách trên vẫn không làm thuyên giảm triệu chứng thì bạn phải phẫu thuật để không cho phổi tiếp tục nhận khí từ bên ngoài.
Lối sống lành mạnh ngăn ngừa tràn khí màng phổi
Như các bạn đã biết, chế độ ăn uống và tập luyện quyết định nhiều nhất đến sức khỏe của chính chúng ta. Vậy sinh hoạt như thế nào để không mắc bệnh tràn khí màng phổi?
- Đeo khẩu trang khi ra đường tránh khói bụi, ô nhiễm môi trường
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để bụi bặm bám vào các vật dụng, đồ dùng trong nhà
- Không hút thuốc lá, cai thuốc lá nếu nghiện
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động nếu làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại.
- Theo dõi các triệu chứng và quay trở lại khám đúng ngày được hẹn trước
- Tuân thủ nghiêm ngặt về việc sử dụng thuốc của bác sĩ
- Nếu thấy mủ chảy ra từ ống thông khí ở ngực thì nhanh chóng báo bác sĩ vì đôi khi đó là tình trạng viêm nhiễm phổi.
Qua đó, chúng ta có thể thấy bệnh tràn khí màng phổi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng bệnh bằng thói quen sinh hoạt hằng ngày lành mạnh. Hãy từ bỏ mọi thói quen xấu, tập tành những thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/