13/05/2019 Người đăng : Ngọc Anh
Theo số liệu thống kê trên các trang tin tức Y Dược, số ca tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) “vượt mặt” số lượng người chết vì căn bệnh ung thư.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đe dọa tính mạng con người
Cụ thể, trên thế giới có đế 329 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và dự kiến sẽ gia tăng mạnh mẽ trong những năm tới cùng với tốc độ già hóa dân số và biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Đây là căn bệnh chưa có thuốc chữa và nằm top 4 những nguyên nhân gây chết người.
Riêng ở Việt Nam, COPD xếp thứ 3 nguyên nhân gây tử vong, vượt bệnh ung thư, đứng sau bệnh tai biến mạch máu não. Số bệnh nhân chiếm đến 25% tại các khoa hô hấp. Chi phí điều trị các triệu chứng của bệnh rất tốn kém, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc. Tuy không chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể tăng tỷ lệ sống bằng cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tốt hơn cả vẫn là chủ động phòng tránh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (bệnh COPD) là bệnh gì? Là một loại bệnh về đường hô hấp, trong đó đường thở bị hẹp lại gây triệu chứng khó thở cho người bệnh. Bệnh sẽ phát triển từ từ đến một thời gian nào đó sẽ gây biến chứng nghiêm trong.
Một số biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
Ban đầu có thể xuất hiện những dấu hiệu nhẹ nhưng dần dần nó sẽ nặng, chuyển sang trạng thái: không thể trò chuyện được, môi và móng tay bị chuyển màu sắc bất thường, tim đập nhanh. Tuy đang trong thời gian điều trị nhưng các triệu chứng này vẫn có thể diễn biến phức tạp hơn.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Nói không với thuốc lá, các chất độc hại
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh COPD là do hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, các khí thải công nghiệp, mùi của ho chất gây tổn thương ở đường hô hấp.
Môi trường làm việc bị ô nhiễm
Nếu làm việc liên tục tại những nơi có nhiều khói bụi hoặc các hóa chất, khí thải công nghiệp thì càng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ đến 20% trong tổng số những bệnh nhân có triệu chứng COPD.
Khói thuốc lá
Theo một nghiên cứu Y khoa, những người không hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ mắc COPD từ 2 đến 3 lần. Còn những người hít phải khói thuốc dù chủ động hay thụ động thì rất dễ mắc bệnh. Bởi khói thuốc sẽ làm các chức năng của phổi bị suy giảm, việc hấp thụ thuốc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Ô nhiễm nơi sinh hoạt
Khói bụi từ việc nấu nướng bằng bếp than sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì khi hít những loại khói này vào sẽ gây ra viêm phổi, dần dần khiến nó bị tắc nghẽn.
Những người có nguy cơ mắc bệnh tắc phổi mãn tính
Hiện nay, Y học thế giới chưa có cách điều trị dứt điểm căn bệnh này chỉ có những biện pháp để giảm các triệu chứng, kiểm soát mức độ nguy hại đồng thời tăng cường sức đề kháng để chiến thắng bệnh khác.
Thuốc làm thư giãn phế quản: công dụng của loại thuốc này là giãn các cơ ở trong phổi, nhờ vậy mà đường hô hấp được mở rộng, giúp dễ thở hơn.
Có thể dùng thuốc này kết hợp với corticosteroid dạng hít để kháng viêm, giảm đau ở phổi.
Bệnh cúm tái diễn là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm kể trên. Do đó, chúng ta có thể tiêm các vắc xin điều trị bệnh này để giảm các biểu hiện xấu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp oxy để cung cấp khí O2 cho hệ hô hấp, hít vào thở ra dễ dàng hơn.
Điều trị bằng hình thức phẫu thuật được áp dụng cho những bệnh nhân ở mức độ nặng, dùng thuốc không có tác dụng. Các phương pháp như: cắt túi khí, giảm thể tích phổi, ghép phổi,…
Có một cách mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là nâng cao ý thức, cải thiện môi trường sống không khói thuốc. Hãy nhanh chóng thay đổi lối sống và tuân thủ các phương pháp điều trị có thể giúp bạn giảm triệu chứng, lấy lại khả năng hoạt động bình thường và làm chậm tiến triển của bệnh.
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là yếu tố quyết định đến sức khỏe của con người. Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì chúng ta cần:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/