13/02/2020 Người đăng : Trần Thị Mai
Sốt phát ban là tình trạng khá phổ biến. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? Nên tắm lá gì? thực đơn ăn của trẻ ra sao?... Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Trẻ bị sốt phát ban là tình trạng hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Do trong giai đoạn này sức đề kháng kém nên các virus dễ dàng tấn công gây ra triệu chứng nổi ban đỏ.
Thông thường nguyên nhân gây ra sốt phát ban ở trẻ là do virus human herpes 6 hoặc cũng có một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra.
Sau thời gian bị nhiễm virus thì phải đến 1 – 2 tuần sau thì các dấu hiệu mới được thể hiện rõ ràng. Phụ huynh nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Một số biểu hiện sốt phát ban của trẻ như:
Đối với các trường hợp bị sốt phát ban thì có thời gian ủ bệnh trong khoảng 7 ngày, tiếp đến khi nào trẻ được hạ sốt thì mới bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người. Nếu không được diều trị kịp thời sẽ dẫn đến:
Khi các nốt phát ban dần biến mất thì sẽ để lại những vết thâm trên da. Cha mẹ cần theo dõi cơ thể trẻ thường xuyên vì các virus gây sởi này có thể để lại các biến chứng như viêm phổi, viêm não do virus.
Phát ban do virus rubella: ở loại phát ban này thì ban đầu sẽ xuất hiện ở mắt và dần di chuyển xuống chân kèm theo các triệu chứng như sưng hạch sau tai, hạch cổ, đau khớp…
Trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban là do sởi gây ra thì sẽ có các triệu chứng sốt kèm theo các nốt sởi ở tai, ngực, mặt, bụng, toàn thân trẻ.
Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi trẻ mắc bệnh. Một số nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh:
Một trong những phương pháp dân gian thường được sử dụng trong hạ sốt cho trẻ chính là tắm nước lá. Dưới đây là một số loại lá tắm thường dùng cho trẻ khi bị sốt phát ban:
- Các thành phần có trong lá kinh giới sẽ giúp giảm khả năng bị sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay nhờ vào vị cay, tính ấm.
- Cách thực hiện
Lưu ý: không nên áp dụng tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh vì làn da của trẻ mỏng dễ bị kích ứng.
>>> Xem thêm các tin liên quan
- Lá khế có vị chát, tính lạnh nên sẽ có thể chữa khỏi ngứa, tán nhiệt độc, nếu đắp lên bề mặt da khi còn nóng. Bên cạnh đó lá khế còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng ban đỏ, ung nhọt…
- Cách thực hiện
- Trong trà xanh có chứa nhiều các chất chống oxy hóa nên ngăn ngừa tốt các vi khuẩn có thể gây bệnh, giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sốt phát ban. Bên cạnh đó các Vitamin B có trong đó sẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng, mềm da, loại bỏ tốt các độc tố đang bám trên da.
- Cách thực hiện
Các bậc phụ huynh không nên dùng chè khô để thay thế cho lá chè tươi vì nó không có tác dụng giống với lá chè tươi.
- Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc và có chứa nhiều polyphenol nên thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da nhờ vào khả năng ức chế vi khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm và loại bỏ tốt các tế bào vi khuẩn.
- Cách thực hiện
Đa phần có nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi trẻ bị sốt thì thường kiêng gió, nước để tránh tình trạng bị sốt nặng hơn. Trên thực tế thì không phải vậy mà cha mẹ có thể dùng nước ấm và tắm cho trẻ hoặc tắm bằng các loại lá như đã đề cập ở trên. Cần lưu ý khi tắm lá cho trẻ:
Tuy nhiên tất cả các loại lá này chỉ là phương pháp hỗ trợ và không có tác dụng thay thế thuốc hoặc các liệu trình điều trị.
Trên đây là những thông tin do Cao đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ trẻ bị sốt phát ban nên làm gì? Hi vọng bài viết đã giúp ích cho các bố mẹ thêm nhiều kinh nghiệm cho trẻ khi gặp phải tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.