Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing và các phương pháp điều trị


Hội chứng Cushing là bệnh lý nội tiết do u tuyến rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận. Bệnh làm tăng mạn tính hormone Glucocorticoid khó kìm hãm được.

Hội chứng Cushing là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, chứng loãng xương và béo phì.

1. Nguyên nhân gây ra Hội chứng Cushing

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng Cushing là do người dùng quá lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nhức có nguồn gốc từ corticoid trong thời gian dài. 

Ngoài ra, còn có nguyên nhân do các khối u nội tiết, tiết ra quá nhiều chất có tác dụng tương tự Glucocorticoid.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing bao gồm:

  • Giới tính: Hội chứng Cushing thường ít xảy ra ở nam giới và thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.

  • Do tình trạng sử dụng không đúng cách, đúng liều lượng corticosteroid hoặc các loại thuốc có chứa hormone nhân tạo được chỉ định.

  • Nhiều bệnh lý cũng là yếu tố gây ra hội chứng Cushing như: hội chứng NAME (Nevi, Atrial myxoma, Myxoid neurofibroma, Ephelides) hoặc bệnh Carney complex.

Không nên chủ quan về những yếu tố gây ra bệnh ở trên. Nếu bạn nắm rõ được những yếu tố đó thì có thể phát hiện ra bệnh và điều trị sớm giúp tránh được những biến chứng không xảy ra.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

hoi-chung-cushing
Hội chứng Cushing có những dấu hiệu nào để nhận biết?

2. Những dấu hiệu nhận biết hội chứng Cushing 

Thường người bệnh khi mắc Hội chứng Cushing sẽ có các triệu chứng dễ nhận thấy như béo phì ở phần trên của cơ thể nhưng phần cánh tay và cẳng chân bị gầy. Đối với trẻ em khi bị mắc bệnh thì cũng bị béo phì giống như ở người lớn nhưng kèm theo đó là chậm phát triển hơn những đứa trẻ bình thường.

Hay xuất hiện các triệu chứng cụ thể dễ nhận biết hơn như:

  • Trên da có các vết màu hồng đỏ tía, giãn rộng dần theo thời gian.

  • Khi có các vết thương thường rất lâu lành, xuất hiện các bầm tím mà không rõ nguyên nhân.

  • Xương yếu, giòn và dễ gãy;

  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không đều đặn và có thể không thấy đến chu kỳ hàng tháng. Lông tay, mặt, cổ, ngực cũng phát triển nhanh lạ thường do biến đổi hormone.

  • Huyết áp tăng cao bất thường.

  • Nam giới khó kiểm soát dương vật và có thể bị liệt dương.

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lo lắng và có cảm giác khó chịu.

  • Tiết sữa bất ngờ dù không cho con bú hay trong thời kỳ mang thai.

  • Thị lực suy giảm, nhìn mờ.

  • Bệnh tương đối hiếm gặp này thường được chẩn đoán ở người lớn trong độ tuổi từ 20–50.

Biến chứng nguy hiểm 

Những biến chứng nguy hiểm do hội chứng Cushing gây ra như:

- Nhiễm trùng.

- Bệnh tiểu đường.

- Huyết áp cao.

- Nguy cơ mắc loãng xương cao, xương dễ gãy, mòn, có thể dẫn đến gãy xương bất thường.

3. Chẩn đoán, điều trị và cách phòng tránh Hội chứng Cushing

Để xác định có bị hội chứng Cushing hay không bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu, nước bọt, xét nghiệm nước tiểu… Từ đó sẽ có kết quả và có hướng điều trị phù hợp với từng đối tượng do còn phụ thuộc vào thể trạng đáp ứng điều trị, tình hình sức khỏe của người bệnh.

hoi-chung-cushing
Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp chẩn đoán hội chứng Cushing

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu là 2 xét nghiệm cơ bản nhưng lại mang tầm quan trọng. Cả mẫu máu và nước tiểu đều giúp phân tích nồng độ Cortisol.

Xét nghiệm nước bọt: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem mức độ sản xuất cortisol có quá cao hay quá thấp hay không. Ở xét nghiệm này sẽ thu mẫu nước bọt vào ban đêm của người bệnh để đo nồng độ Cortisol.

Lấy mẫu xoang thận:  Xét nghiệm này được lấy mẫu máu từ các xoang động mạch – tĩnh mạch chảy vào các tuyến yên.

Điều trị

Hiện nay các cách điều trị hội chứng Cushing thường được sử dụng bao gồm:

+ Đối với các trường hợp người bệnh không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc tia xạ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh.

+Phẫu thuật: cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến thượng thận hai bên. Phương pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và có thể xuất viện sớm.

+ Đối với bệnh Cushing do u tuyến yên: Trường hợp phát hiện khối u đa số sẽ phẫu thuật thành công, hoặc có thể xạ trị. Những khối u nhỏ khó phát hiện thì bước đầu điều trị nội khoa để giảm triệu chứng và triển khai các kỹ thuật cao hơn nhằm phát hiện chính xác khối u.

 Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin tham khảo về Hội chứng Cushing ở trên bài viết. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì về bệnh thì nên hỏi trực tiếp ý kiến những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp và tư vấn chính xác.