Hở hàm ếch là bệnh có tỉ lệ cao nhất trong các dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng hở hàm ếch? Cách điều trị bệnh ra sao?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe hữu ích.
Bệnh hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau như những người bình thường. Tình trạng này phát triển trong quá trình phát triển của thai nhi khi các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp.
Tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường có 3 dạng: sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không sứt môi, cả sứt môi và hở hàm ếch.
Tuy nhiên không cần quá lo lắng khi trẻ bị hở hàm ếch vì có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ phẫu thuật sau sinh.
1. Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch
Nguyên nhân gây ra bênh hở hàm ếch vô cùng phức tạp mặc dù chưa xác định được chính xác, nhưng theo các giảng viên của Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ thì các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo sự phát triển bình thường của một thai nhi thì môi của thai nhi sẽ được hình thành vào giữa tuần thứ 4, thứ 5 của thai kỳ. Hàm trên sẽ được hình thành vào tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Do đó nếu các yếu tố bên ngoài tác động xấu đến phụ nữ mang thai thì sẽ vô tình gây ra các triệu chứng sứt môi, hở hàm ếch, cụ thể như:
- Di truyền: trẻ có nguy cơ cao bị sứt môi, hở hàm ếch nếu ở gia đình 2 bên bố mẹ đã có tiền sử mắc bệnh này. Trong trường hợp này việc tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề di truyền là vô cùng cần thiết.
- Trong thời kỳ đầu mang thai từ tuần thứ 4 đến tuần 12 thì mẹ bầu bị nhiễm virus, đặc biệt là các loại virus Rubella, cảm cúm…
- Khi bị cúm thì thai phụ có dùng các loại thuốc không nên dùng cho mẹ bầu như các loại thuốc kháng sinh.
- Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, chứa nhiều hóa chất gây hại.
- Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi như axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
- Phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn.
- Yếu tố tâm lý của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ làm gia tăng căn bệnh này, đặc biệt là đối với những mẹ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, stress quá nhiều trong cả công việc và cuộc sống.
- Bố mẹ tuổi đã cao, sức khỏe không đủ tốt để sinh em bé.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan
- Các triệu chứng nhận biết của bệnh Tiểu không kiềm chế do Stress là gì?
- Những chú ý khi sử dụng thuốc Doxycyclin là gì?
- Cường giáp trạng là bệnh gì? Có cách điều trị như thế nào?
2. Những biểu hiện của bệnh hở hàm ếch
Sẽ rất dễ để nhận biết tình trạng sứt môi, hở hàm ếch trong môi hoặc vòm miệng ngay khi đứa trẻ vừa mới sinh, các bieru hiện cụ thể như:
- Trên môi hoặc vòm miệng có những vết nứt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến một bên hoặc cả 2 bên khuôn mặt trẻ.
- Tùy vào mức độ nặng nhẹ, sứt môi có thể chỉ là vết rách nhỏ ở trên môi hoặc cũng có thể tạo thành vết rách lớn nối liền lên mũi.
- Có những trường hợp vết nứt xuất hiện một khe nhỏ trên môi hoặc cũng có thể xuyên qua nướu trên và vòm miệng rồi dừng lại ở phần dưới mũi.
- Trẻ sẽ rất khó khăn trong việc khó nuốt nên có khả năng chất lỏng hoặc thức ăn chảy ra từ phía mũi.
3. Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh hở hàm ếch
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Tình trạng sứt môi, hở hàm ếch sẽ dễ dàng để nhận biết ngay khi sinh ra, tuy nhiên ngày này với nền y học hiện đại thì bệnh có thể được phát hiện ngay cả khi chưa chào đời bằng biện pháp siêu âm.
Siêu âm trước khi sinh: kỹ thuật này là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của con yêu cũng như nhau thai, tử cung, cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Trong quá trình phân tích hình ảnh của thai nhi thì các bác sĩ có thể thấy sự khác biệt ở bên trong cấu trúc của khuôn mặt.
Vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ thì việc siêu âm mới có thể phát hiện ra sự bất thường cũng như đây là lúc xương và mô mềm của hàm trên, mũi, và miệng của thai nhi sẽ được hình thành, tạo ra hình dáng của miệng và môi trên.
Xét nghiệm nước ối: Bên cạnh đó nếu khi siêu âm phát hiện ra khe hở thì bác sĩ cần thực hiện thêm xét nghiệm nước ối, lấy mẫu nước ối từ tử cung để kiểm tra hội chứng di truyền có tiếp tục gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác cho thai nhi hay không.
Phương pháp điều trị
Mắc dù bệnh hở hàm ếch không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn, nói, diện mạo bình thường của trẻ. Do đó cần phải được tiến hành điều trị, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị là phẫu thuật, tuy nhiên cần dựa vào thể trạng sức khỏe của trẻ.
Các biện pháp phẫu thuật có thể bao gồm:
- Sửa môi: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật rạch hai bên khe hở và tạo ra các vạt mô. Tiếp đến các vạt được khâu lại với nhau. Phương pháp này sẽ cho một hình dạng, cấu trúc, chức năng môi như những người bình thường.
- Sửa chữa vòm miệng: khi dùng phẫu thuật này bác sĩ cần phải căn cứ nhiều vào tình trạng sức khỏe hiện tại. trước khi thực hiện rạch hai bên khe hở và sắp xếp lại các mô cơ, sữa chữa và cuối cùng là khâu kín.
- Phẫu thuật ống tai: những trẻ bị hở hàm ếch hãy nên đặt ống tai để giảm nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, ảnh hưởng đến thính giác.
- Phẫu thuật để tái tạo lại ngoại hình: Phẫu thuật bổ sung có thể cần thiết để cải thiện hình dạng của miệng, môi và mũi.
Theo các chuyên gia sản khoa chia sẻ thì điều tốt nhất để phòng tránh tình trạng hở hàm ếch cho phụ nữ mang thai: Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ, bổ sung các loại vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
Những thông tin về bệnh hở hàm ếch rất phổ biến hiện nay, hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe. Nếu có thắc mắc nào về những cây này, các bạn hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.