Tiết canh lợn là món ăn được nhiều người dân Việt Nam sử dụng từ xa xưa. Món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng ẩn chứa không ít các nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm truyền nhiễm từ lợn, từ sán, tiêu chảy… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về tiết canh lợn.
Tiết canh lợn bản chất là máu sống và được trộn cùng với các nguyên liệu khác như thịt, sụn, rau… để làm cho món tiết canh thêm ngon hơn. Nhưng ít ai ngờ được đây chính là mầm mống gây ra các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, còn chưa kể đến quá trình chế biến mất vệ sinh làm gia tăng thêm nhiều các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa.
1. Ăn tiết canh lợn bị bệnh gì?
Theo các chuyên gia đang là giảng viên tại Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội thì tiết canh sống từ những loại động vật đặc biệt là tiết canh lợn sẽ bị nhiễm giun sán, liên cầu lợn, viêm não mô cầu, bệnh đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể gây đe dọa đến tính mạng người dùng.
Ăn tiết canh lợn bị bệnh gì? Đây là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng theo dõi dưới bài viết để có thêm kiến thức về các căn bệnh do tiết canh lợn gây ra:
Bệnh liên cầu khuẩn lợn
Liên cầu khuẩn lợn là một loại vi khuẩn gây bệnh cho cả người và lợn, một căn bệnh có thể truyền nhiễm ở tất cả các loại động vật máu nóng trong đó có lợn. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp cho người thông qua việc ăn thịt lợn hoặc các món ăn được chế biến từ thịt lợn mà chưa được nấu chín hoặc cũng có thể do tiếp xúc với mầm bệnh qua các tổn thương hoặc vết trầy xước trên da, đặc biệt là những người thường xuyên giết mổ hoặc chế biến thực phẩm, chăn nuôi. Theo thống kê thì có đến khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn.
Bệnh diễn biến cực kỳ nhanh chóng làm cho bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, hôn mê, suy đa phủ tạng. Tùy thể trạng từng người mà bệnh sẽ diễn biến nặng hay nhẹ, thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn trên cơ thể người có thể vài tiếng đến vài ngày. Triệu chứng nhận biết dễ thấy bao gồm thân nhiệt cơ thể thay đổi, buồn nôn, đi ngoài.
Bệnh thường có khả năng lây nhiễm cao vào khoảng thời gian nắng nóng và sẽ bùng phát thành dịch nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách, đặc biệt sẽ có thể tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể hồi phục những sẽ ể lại những di chứng nặng nề khác.
>>> Xem thêm các bài viết
- Lưu ý cần biết khi sử dụng Thuốc Bradosol?
- Thuốc Biodermine trị ho có hiệu quả và an toàn không?
- Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?
Bệnh giun xoắn
Bệnh giun xoắn là căn bệnh khi mắc một loại giun tròn sống ký sinh ở ruột non của lợn. Khi bạn ăn thịt bị nhiễm giun và đặc biệt chưa nấu chín sẽ làm cho ấu trùng đi vào ruột sau đó phát triển thành giun trưởng thành trong vài tuần. Tiếp đến giun tiếp tục sản sinh ra các ấu trùng và di chuyển đến các mô trong cơ thể người nhiễm giun không ngoại trừ phần cơ bắp.
Bệnh xảy ra phổ biến ở các vùng nông thôn, tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là tiêu chảy, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và khó chịu ở vùng bụng. Từ 7-10 ngày sau, mi mắt và mặt trở nên sưng phù. Bệnh nhân sẽ bị đau cơ, đau khớp, đau đầu, yếu ớt, thở gấp, sốt cao, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa và cháy da cũng có thể xảy ra. Cơ thể mệt mỏi không muốn làm việc gì và tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài suốt một thời gian.
Bệnh giun xoắn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp phải các biến chứng như suy tim sung huyết, suy đường hô hấp, viêm phổi, tổn thương thận, tim và não…
Trong suốt quá trình mắc bệnh người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nếu cảm thấy khó ăn, ăn không ngon miệng thì bạn nên chia nhỏ ra nhiều bữa ăn khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao.
Bệnh sán lợn gạo
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín.
Bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có các triệu chứng thần kinh. Cũng có những trường hợp nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra bên ngoài hậu môn…
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.
Bệnh sán lợn gạo khi đi vào cơ thể sẽ chiếm đến phần lớn các thức ăn khi được hấp thu vào cơ thể và điều này dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém làm chậm quá trình phát triển của cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Nguy hiểm hơn khi sán gạo tấn công vào tim, gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ để lại nhiều biến chứng khác.
2. Lợi ích từ tiết canh lợn được chế biến đúng cách
Trong một vài nghiên cứu cho thấy tiết canh lợn có chứa khoảng 74% lượng protein, điều này đã cho thấy lượng protein cao hơn cả thịt lợn gấp 4 lần và trứng gà khoảng 5 lần. Chi tiết trong khoảng 100g tiết canh lợn thì sẽ chứa khoảng 16g protein. Ngoài ra sẽ còn chứa thêm các axit amin tương tự giống với cơ thể nên khả năng hấp thụ và tiêu hóa sẽ rất tốt.
Tiết canh lợn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Hàm lượng chất sắt có trong tiết canh lợn khá cao nên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể người hàm lượng sắt tự nhiên. Chính điều này sẽ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do thiếu máu gây ra. Không chỉ vậy mà tiết canh lợn còn có các nguyên tố vi lượng như Coban nên nhờ đó các khối u ác tính sẽ bị ngăn chặn sự phát triển.
Tiết canh lợn giúp chữa lành vết thương
Do tiết canh lợn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để chữa lành vết thương bằng việc loại bỏ các tế bào bị hư tổn và cùng với đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình làm lành vết thương. Với những vết thương chảy nhiều máu thì hàm lượng K có trong tiết canh lợn sẽ giúp đông máu và cầm máu nhanh chóng.
Tiết canh lợn hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Bạn đang mong muốn có một hình dáng thon gọn thì đừng nên bỏ qua món tiết canh lợn luộc. Với vô vàn các tác dụng như cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và bên cạnh đó vẫn giúp giảm cân hiệu quả.
Làm sạch các hạt kim loại gây hại trong cơ thể
Tiết lợn có thể loại bỏ được bụi bẩn và các hạt kim loại có hại trong cơ thể do đó đây sẽ là lựa chọn tốt cho những công nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn như xưởng dệt may hoặc các ngành công nghiệp có những hạt kim loại gây hại khác.
Các trường hợp không nên ăn tiết canh lợn
Mặc dù tiết canh lợn mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng nên mọi người cần hết sức chú ý:
- Có tiền sử các bệnh lý về tim mạch:Bản thân người dùng mắc các bệnh về tim mạch thì không nên ăn tiết canh lợn do có hàm lượng cholesterol cao nên không thích hợp với những người vốn mắc bệnh tim mạch.
- Mắc triệu chứng máu đông: Ngoài ra, những người đang trong quá trình điều trị chống bệnh máu đông cũng không nên ăn tiết lợn.
- Có các vấn đề về đường tiêu hóa: người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng đi ra phân đen, cùng với đó việc dùng tiết canh lợn sẽ gây ra màu phân đen. Chính điều này làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và khám bệnh của các bác sĩ.
- Người bị xơ gan: Mặc dù những người khỏe mạnh ăn tiết lợn có thể giúp bảo vệ gan nhưng nếu người mắc xơ gan tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra lượng protein dư thừa, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
3. Cách phòng tránh các bệnh do tiết canh lợn gây ra
Có cách nào để tránh bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, sán lợn gạo và giun xoắn?
- Thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm; hạn chế ăn tiết canh, nội tạng lợn hoặc các chế phẩm khác từ thịt lợn mà chưa được nấu chín.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với thịt sống. Trong suốt quá trình tiếp xúc với lợn sống nên đeo găng tay và mặc quần áo bảo hộ để đề phòng dịch bệnh lây lan từ lợn sang người.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Không ăn, chế biến thịt lợn có dấu hiệu hư hỏng, hoặc heo bệnh.
- Nếu thấy bản thân có các biểu hiện khác thường sau khi dùng thịt lợn như sốt cao đột ngột, nôn mửa... thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Với những thông tin vừa được chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn thấy được những lợi ích và tác hại khi ăn tiết canh lợn. Mog rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ có những cách chế biến và dùng tiết canh lợn phù hợp để không gây hại cho sức khỏe người dùng.