Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc tăng vận động cơ trơn Cisaprid - những tác dụng phụ không nên bỏ qua


Thuộc loại thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc Cisaprid được chỉ định điều trị chứng ợ nóng về đêm, viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản, táo bón, rối loạn tiêu hóa chức năng...

Cisaprid là thuốc gì?

Cisaprid là loại thuốc gây tiết acetylcholin, thuốc tăng vận động dạ dày. Cisaprid được chỉ định điều trị chứng ợ nóng về đêm, viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản…

 Cisaprid-1

Cisaprid là thuốc tăng vận động cơ trơn.

Thành phần chính của thuốc là Cisapride, thuốc được bào chế theo dạng viên nén hàm lượng 10mg và 20mg, hỗn dịch hàm lượng 1mg/ml.

Tác dụng của thuốc Cisaprid

Là thuốc tăng vận động cơ trơn có cấu trúc hóa học giống metoclopramid. Thuốc được chỉ định điều trị chứng ợ nóng về đêm, viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản. Cisaprid cũng được dùng để điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, Cisaprid cũng có tác dụng trong điều trị táo bón mãn tính và rối loạn tiêu hóa chức năng; liệt nhẹ dạ dày triệu chứng; chứng giả tắc ruột kiểu thần kinh.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng

Cisaprid được bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định liều lượng phù hợp với từng đối tượng cũng như tùy từng tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

* Liều dùng đối với người lớn:

- Điều trị chứng ợ nóng về đêm hoặc viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: liều thường dùng là 10mg, dùng 4 lần/ngày và uống 15 phút trước khi ăn và trước khi ngủ. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên 20mg, uống 4 lần/ngày.

- Điều trị duy trì viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: liều thông thường là 10 - 20mg, uống 2 lần/ngày, tùy vào mức độ viêm nặng hay nhẹ lúc đầu.
- Loạn tiêu hóa chức năng hoặc táo bón mãn tính: dùng 5 - 10mg Cisaprid uống 3 lần/ngày.

- Liệt nhẹ dạ dày triệu chứng: dùng 10mg, uống từ 3 - 4 lần/ngày.

* Liều dùng đối với trẻ em:

- Trẻ em trên 1 tuổi liều thường dùng là 0,15 - 0,3mg/kg, uống từ 3 - 4 lần/ngày. Liều dùng tối đa không được quá 10mg/liều.

=>Lưu ý: Đối với bệnh nhân suy gan nặng cần điều chỉnh giảm liều 50% tổng liều điều trị hàng ngày. Với bệnh nhân suy thận, không cần điều chỉnh giảm liều, tuy nhiên theo một số nghiên cứu nên giảm 50% tổng liều hàng ngày vì thuốc có thể sẽ tích lũy ở gan.

Tác dụng phụ của thuốc Cisaprid

Cisaprid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần kịp thời gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Các tác dụng phụ xuất hiện đôi khi phụ thuộc vào liều dùng, thường gặp nhất là tiêu chảy và đau bụng chiếm khoảng 10%.

- Người bệnh có biểu hiện đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

 Cisaprid-2

Cisaprid được dùng để chữa chứng ợ nóng về đêm, táo bón, viêm thực quản.

- Các triệu chứng toàn thân có thể xảy ra như đau đầu, chóng mặt, phản ứng quá mẫn với thuốc như đỏ bừng da, ngứa ngáy, thở ngắn và sưng mặt.

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh với các triệu chứng ngoài bó tháp hoặc lên cơn động kinh.

- Tăng enzym gan, đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường.

Thận trọng khi dùng Cisaprid khi nào?

Ngoài khả năng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi dùng thuốc Cisaprid cần thận trọng trong các trường hợp sau đây:

- Tránh dùng thuốc Cisaprid đối với những người dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Cần thận trọng khi kích thích đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm như tắc, thủng và chảy máu đường tiêu hóa.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, các nghiên cứu đã cho thấy thuốc Cisaprid gây độc cho bào thai chuột cống và chuột nhỏ. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng Cisaprid.

- Cisaprid khi dùng chung với các thuốc ức chế thần kinh trung ương và chất kích thích như rượu, bia có thể làm gia tăng tác dụng; khi dùng chung với cimetidin sẽ làm gia tăng sự hấp thu của cả hai loại thuốc và làm tăng nguy cơ ngộ độc. Do đó, không nên dùng đồng thời để tránh những tai biến không mong muốn.

- Những thuốc ức chế CYP3A4 ở gan có thể làm gia tăng đáng kể nồng độ Cisaprid huyết thanh và làm kéo dài khoảng Q-T dẫn đến loạn nhịp thất, xoắn đỉnh và thậm chí có thể gây tử vong.

Những thông tin về thuốc Cisaprid chỉ mới dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/