Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Clonazepam là thuốc gì? Liều lượng và cách dùng thế nào?


Với đặc tính chống co giật, an thần, giãn cơ và giải âu lo thuốc Clonazepam có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát bệnh động kinh và điều trị các cơn hoảng loạn. Vậy có nên dùng thuốc Clonazepam hay không, cùng sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội nghiên cứu kỹ hơn về loại thuốc này nhé.

Clonazepam là thuốc gì?

Clonazepam thuộc nhóm benzodiazepin với cấu trúc hóa học tương tự diazepam, có đặc tính chống co giật, an thần, giãn cơ và giải lo âu. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.

Clonazepam-1

Clonazepam có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát các cơn động kinh.

Thành phần chính của thuốc là Clonazepam, thuốc được bào chế theo dạng viên nén dạng có rãnh dễ bẻ hàm lượng 0,5mg hoặc 1mg hoặc 2mg, ống tiêm hàm lượng 1mg/1m và một ống chứa 1ml nước cất vô khuẩn để pha loãng thuốc ngay trước khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng của thuốc Clonazepam

Thuốc Clonazepam được chỉ định để ngăn ngừa và kiểm soát cơn động kinh bao gồm cơn vắng ý thức hoặc hội chứng Lennox-Gastaut. Thuốc cũng được dùng để điều trị các cơn hoảng loạn và lo âu ở người lớn và trẻ em.

Clonazepam hoạt động bằng cách làm dịu não bộ và các dây thần kinh của người bệnh.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Clonazepam

* Liều dùng đối với người lớn:

- Điều trị dự phòng bệnh động kinh:

  • Liều khởi đầu không vượt quá 1,5mg/ngày chia thành 3 lần. Liều dùng có thể tăng thêm từ 0,5 - 1mg và cách 3 ngày dùng 1 lần cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát hoặc khi tác dụng không mong muốn xuất hiện ngăn cản không cho phép tăng liều nữa.
  • Liều duy trì khoảng 4 - 8mg/ngày chia thành 3 lần, tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
  • Liều tối đa là 20mg/ngày.

- Điều trị chứng hoảng sợ, lo âu:

  • Liều khởi đầu là 0,25mg/lần và dùng 2 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng có thể tăng đến 1mg/ngày và cách 3 ngày dùng 1 lần cho đến khi chứng hoảng sợ được kiểm soát. Để giảm bớt phiền phức do tình trạng ngủ gà khi dùng thuốc, hãy dùng một liều thuốc trước khi đi ngủ.
  • Liều tối đa là 4mg/ngày. Khi kết thúc điều trị cần giảm liều từ từ, cách 3 ngày giảm 0,125mg cho tới khi dừng hẳn.

* Liều dùng đối với trẻ em:

- Điều trị dự phòng động kinh: đối với trẻ còn bú sữa mẹ và trẻ dưới 10 tuổi hoặc 30kg liều dùng như sau:

  • Liều khởi đầu: 0,01 - 0,03mg/kg/ngày và chia thành 3 lần. Liều dùng có thể tăng thêm không quá 0,25 - 0,50mg/24 giờ và chia thành 3 lần.
  • Liều duy trì: 0,1 - 0,2mg/kg/24 giờ và chia thành 3 lần.
  • Liều tối đa là 0,2mg/kg/24 giờ.

- Điều trị chứng hoảng sợ: Chưa có kinh nghiệm sử dụng lâm sàng clonazepam trong điều trị chứng hoảng sợ với người bệnh dưới 18 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc Clonazepam

Thuốc Clonazepam có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

- Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng hay buồn ngủ, một số trường hợp người bệnh còn tăng cân, phù nề.

- Mất trương lực, yếu cơ, thở yếu hoặc thở nông.

- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh như nhức nửa đầu, run, nhiều trường hợp còn mất ngủ, có cảm giác bồn chồn, lo lắng, bị kích thích, thái độ hung hăng.

- Các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mề đay hoặc rụng tóc.

- Gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, đau thượng vị, viêm dạ dày - ruột, rối loạn tiêu hóa, tăng tiết nước bọt.

- Ảnh hưởng tới hệ hô hấp như tăng tiết phế quản, thậm chí là suy hô hấp.

- Cũng có trường hợp người dùng thuốc gặp phản ứng phụ như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

- Nói chậm hoặc nói lắp, giảm điều hòa các cử động và đi lảo đảo hoặc gặp các vấn đề về thị lực.

- Dậy thì sớm ở trẻ, ở phụ nữ còn bị rối loạn kinh nguyệt và giảm tình dục ở nam giới.

Thận trọng khi dùng thuốc Clonazepam

- Không dùng thuốc Clonazepam đối với các bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh glôcôm góc đóng cấp và người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các chất benzodiazepin.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Clonazepam-2

Thận trọng khi dùng thuốc Clonazepam đối với người mắc bệnh hô hấp.

- Cần tránh sử dụng thuốc đối với người rối loạn chức năng thận vì có thể tích tụ các chất chuyển hóa của clonazepam. Đối với người bị bệnh hô hấp cần thận trọng vì thuốc gây tăng tiết nước bọt và có khả năng ức chế hô hấp.

- Thận trọng khi ngừng điều trị clonazepam ở người đang điều trị bệnh động kinh vì ngừng thuốc đột ngột ở bệnh nhân này có thể gây trạng thái động kinh. Do đó, việc ngừng thuốc phải được tiến hành từng bước đồng thời có thể chỉ định một thuốc chống co giật khác thay thế.

- Clonazepam cũng có thể làm suy giảm khả năng phán đoán tư duy hoặc vận động nên người bệnh dùng thuốc cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, thuốc Clonazepam có khả năng tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, do đó không nên dùng thuốc đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Trong thời kỳ cho con bú, cũng không nên dùng thuốc hoặc nên xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Những thông tin về thuốc Clonazepam mới dừng lại ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với  Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/