Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Salbutamol có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng


Salbutamol là tên một loại thuốc giãn phế quản thường được chỉ định điều trị các bệnh về rối loạn đường hô hấp bao gồm hen suyễn hay viêm phế quản mạn tính. Thuốc Salbutamol được bào chế dưới nhiều dạng do vậy trước khi sử dụng bạn phải nắm được những thông tin về thuốc.

Thuốc Salbutamol là thuốc gì?

Thuốc Salbutamol có thành phần chính là Salbutamol thuộc nhóm chủ vận beta – 2-adrenergic.

Thuốc Salbutamol có tác dụng gì?

>>Tham khảo thêm: Thuốc Glutathione là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc hiệu quả

Thuốc Salbutamol hiện nay trên thị trường có được bán dưới dạng bào chế và hàm lượng như sau:

  • Thuốc Salbutamol dạng uống hàm lượng 2mg, 4mg
  • Thuốc Salbutamol dạng dung dịch khí dung: 100 microgram/ liều xịt.
  • Thuốc Salbutamol dạng bột khô hàm lượng 200 microgram.
  • Thuốc Salbutamol dạng phun sương hàm lượng 0.5 mg/ ml, 1 mg/ ml, 2 mg/ ml.
  • Thuốc Salbutamol dạng tiêm hàm lượng 0,5 mg/1 ml
  • Thuốc Salbutamol dạng siro hàm lượng 60 mg/150 ml.

Thuốc Salbutamol có tác dụng gì?

Nhiều người thắc mắc về tác dụng của thuốc Salbutamol. Theo đó thì ngoài công dụng giãn cơ trơn đường hô hấp và giúp tăng lưu lượng khí đến phổi, thì thuốc Salbutamol còn chủ yếu được sử dụng với mục đích sau:

  • Điều trị hen suyễn
  • Co thắt phế quản do tập thể dục
  • Viêm phế khí quản mạn tính (COPD)
  • Bệnh khí phế thủng
  • Giảm nồng độ kali trong máu.

Bên cạnh đó thì thuốc Salbutamol còn được sử dụng với mục đích điều trị khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng an toàn và hiệu quả.

Chống chỉ định:

Thuốc Salbutamol không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Salbutamol

Cách dùng thuốc Salbutamol

Trước khi sử dụng thuốc Salbutamol, người bệnh cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn mác hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách dùng an toàn và hiệu quả. Theo đó thì mỗi dạng bào chế có cách dùng như sau:

  • Thuốc Salbutamol dạng dung dịch hít và si-rô uống: chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Salbutamol cho bệnh nhân dưới 2 tuổi.
  • Thuốc Salbutamol dạng bột hít và viên nang hít: chưa có nghiên cứu về độ an toàn cho bệnh nhân dưới 4 tuổi.
  • Thuốc Salbutamol dạng viên: hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn của thuốc cho những bệnh nhân dưới 6 tuổi.
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn cho những bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Liều dùng thuốc Salbutamol hiệu quả, an toàn:

Liều dùng của thuốc Salbutamol phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý ở mỗi người. Theo đó thì người bệnh nên tham khảo thông tin liều dùng được in trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên lưu ý thông tin này không thay thế được chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Hoặc bạn có thể dùng theo chỉ định liều dùng bên dưới:

Với người lớn:

Điều trị cho người bệnh hen suyễn cấp tính, viêm phế quản hay tắc nghẽn phổi cấp tính và mãn tính:

Với thuốc Salbutamol dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch:

  • Dùng thuốc Salbutamol dạng tiêm ống 0.5 mg dưới da. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng các liều cách nhau 4 tiếng.
  • Thuốc Salbutamol cần phải sử dụng khi có sự giám sát của bác sĩ với tốc độ tiêm truyền khởi đầu trong khoảng 5 mcg/ phút. Tuy nhiên sau đó có thể điều chỉnh tốc độ lên 10 – 20 mcg/ phút liên tục trong 15 – 30 phút tiếp theo phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng thuốc ở bệnh nhân.

Thuốc Salbutamol dạng dung dịch khí dung mũi:

  • Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần cho khoảng 2,5 mg Salbutamol vào máy khí dung thì sẽ hít luồng sương tỏa ra trong khoảng 5 đến 15 phút.

Điều trị cho bệnh nhân bị hen suyễn và tắc nghẽn phổi mãn tính:

Với thuốc Salbutamol dạng bột khô hít:

  • Thuốc Salbutamol cần phải được cho vào bình hít bột khô chuyên dụng, ngày hít 1- 2 lần (90 – 180 mcg) theo đường miệng, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

Với thuốc Salbutamol dạng viên nang hít:

  • Thuốc Salbutamol cần cho vào bình hít bột khô chuyên dụng, mỗi lần hít 200 mcg bằng đường miệng. Tối đa mỗi ngày dùng 4 lần hít (800 mcg).

Với thuốc Salbutamol dạng dung dịch khí dung:

  • Thuốc Salbutamol  cần phải cho vào máy khí dung khoảng 2,5 mg Salbutamol. Mỗi ngày dùng 3-4 lần/ ngày và thực hiện hít luồng sương tỏa ra trong khoảng 5 đến 15 phút.

Với thuốc Salbutamol dạng viên uống:

Thuốc Salbutamol giải phóng nhanh:

  • Mỗi ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 2 – 4 mg. Sau đó có thể tăng liều lên 8mg/ lần/ ngày, tối đa không vượt quá 32 mg/ ngày.
  • Đối với người bệnh nhạy cảm beta-adrenergic: giảm liều ban đầu khoảng 2 mg/ lần, mỗi ngày dùng thuốc 3 – 4 lần và có thể tăng lên 8 mg/ lần.

Thuốc Salbutamol giải phóng kéo dài:

  • Liều dùng thông thường: Mỗi lần dùng 4 – 8 mg, cách nhau 12 tiếng, tối đa mỗi ngày 32mg.
  • Còn với những bệnh nhân có trọng lượng thấp thì liều dùng ban đầu có thể là 4 mg.

Thuốc Salbutamol dạng siro uống:

  • Liều dùng thuốc Salbutamol ban đầu: Mỗi ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 2 – 4 mg. Sau đó có thể tăng liều lên 8mg/ lần với trường hợp thuốc dung nạp tốt.
  • Với những người bị nhạy cảm với thuốc kích thích beta-adrenergic: Liều dùng ban đầu là 2 mg/ lần, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần và có thể được điều chỉnh sau đó.

Điều trị dự phòng co thắt phế quản:

  • Với thuốc Salbutamol dạng bột khô hít: Có thể dùng 180mcg trước khi tập thể dục 15 – 30 phút.
  • Viên nang hít: sử dụng 200mcg/ lần trước khi tập thể dục khoảng 15 phút.

Liều dùng thuốc Salbutamol cho trẻ em:

Điều trị cho trẻ bị viêm phế quản, hen suyễn cấp tính hoặc bị tắc nghẽn phổi cấp tính và mãn tính:

Thuốc Salbutamol dạng bột và viên nang hít (cho trẻ trên 4 tuổi):

  • Sử dụng bình hít bột khô chuyên dụng rồi cho thuốc vào, mỗi ngày hít 1- 2 lần (90 – 180 mcg) theo đường miệng và mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Thuốc Salbutamol dạng viên nang: Mỗi lần Hht 200mcg cách nhau trong khoảng từ 4 đến 6 giờ, liều dùng tối đa không vượt quá 4 lần/ ngày (800 mcg).

Với thuốc Salbutamol dạng dung dịch dùng cho khí dung:

Trẻ từ 2 – 12 tuổi: liều dùng phụ thuộc vào cân nặng

  • Với trẻ dưới 15kg: Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần dùng khí dung 0,1 đến 0,15 mg/ kg/ liều). tối đa không được sử dụng quá 2,5 mg/ ngày.
  • Với trẻ em trên 15 kg: Mỗi ngày dùng 3-4 lần khí dung 2,5 mg  trong khoảng 5 đến 15 phút.

Trẻ hơn 13 tuổi:

  • Liều dùng dung dịch 0,5% (5 mg / mL): Mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần dùng khí dung 2.5 mg và có thể được kéo dài từ 5 – 15 phút.

Điều trị dự phòng co thắt phế quản:

  • Với thuốc Salbutamol dạng bột khô hít: Trước khi tập thể dục khoảng từ 15 – 30 phút thì bạn có thể sử dụng theo đường miệng 2 lần (180 mcg).
  • Với thuốc Salbutamol dạng viên nang hít: Trước khi tập thể dục khoảng 15 phút thì hãy hít 1 lần khoảng 200 mcg.

Điều trị dự phòng hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Với thuốc dạng bột và viên nang hít: chỉ định cho trẻ trên 4 tuổi:

  • Thuốc Salbutamol  dạng bột: thuốc Salbutamol hít theo đường miệng 1- 2 lần (90-180 mcg), mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Thuốc Salbutamol dạng viên nang hít: Mỗi ngày sử dụng 4 lần 800mcg. mỗi lần hít 200 mcg.

Với thuốc Salbutamol dung dịch khí dung: áp dụng cho trẻ từ 2 – 12 tuổi:

  • Với trẻ dưới 15kg: mỗi lần dùng khí dung 0,1 đến 0,15 mg/ kg. Mỗi ngày 3-4 lần, tối đa không được quá 2,5 mg.
  • Với trẻ trên 15kg: Mỗi lần dùng khí dung 2,5 mg trong khoảng 5 đến 15 phút, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.

Ngoài ra thuốc Salbutamol còn có thể dùng cho trẻ em ở một số trường hợp khác chưa được kể đến ở trên đây. Tuy nhiên thì người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Salbutamol

Bất kỳ một loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần phải có những lưu ý để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả

Thận trọng khi sử dụng thuốc Salbutamol

Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần phải báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và những vấn đề mà người bệnh gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc:

Hen suyễn: Với liều dùng thông thường không giúp cho bệnh tiến triển thì người bệnh nên sớm hỏi thăm ý kiến chuyên gi. Lưu ý không được dùng thuốc quá liều nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Bệnh tiểu đường: Khi dùng thuốc Salbutamol dạng khí dung có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy với những bệnh nhân bị tiểu đường, người bệnh cần phải hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia về những tác động tiêu cực khi dùng thuốc đến tình trạng bệnh.

Khó thở: Một số trường hợp khi dùng thuốc Salbutamol có thể gây khó thở, thở khò khè. Với tình trạng này thì người bệnh nên ngừng thuốc đồng thời có biện pháp xử lý tức thời.

Tim mạch: Thuốc Salbutamol có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng ở tim với những người có tiền sử tim mạch, nhịp tim bất thường hay người huyết áp cao.

Nồng độ Kali trong máu thấp: thuốc Salbutamol có thể khiến cho nồng độ Kali bị giảm trong máu. Bởi vậy với những trường hợp cơ thể xuất hiện những triệu chứng bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, buồn nôn …, thì tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ biết. Qua đó bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ kali trong máu để có cách xử lý.

Động kinh: thuốc Salbutamol khi dùng quá liều có thể gây động kinh. Theo đó thì người bệnh nên báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe để các bác sĩ cân nhắc chỉ định liều dùng phù hợp.

Bệnh tuyến giáp: Salbutamol có thể gây cường giáp, nghiên cứu này đã chỉ ra với người có tiền sử bệnh giáp hoặc làm tăng nguy cơ bệnh.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Salbutamol  khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi vậy người bệnh tốt nhất hãy sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo độ an toàn khi dùng thuốc.

Trẻ em: Với mỗi một dạng bào chế của thuốc Salbutamol phù hợp với độ tuổi khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc tham khảo thông tin về liều dùng, cách dùng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Người lớn tuổi: người cao tuổi khi sử dụng Salbutamol sẽ càng làm tăng triệu chứng của bệnh. Theo đó thì bệnh nhân nên thận trọng thực hiện theo mọi chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Salbutamol

Ngoài những lợi ích của thuốc Salbutamol thì người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ khác mà thuốc mang lại. Theo đó thì người bệnh cần phải cẩn trọng sử dụng thuốc.

Thuốc Salbutamol cần phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ 

Theo chia sẻ của dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM thì bệnh nhân khi dùng thuốc Salbutamol có thể gặp phải những tác dụng phụ dưới đây:

  • Run tay, chân
  • Nhịp tim nhanh, không đều, tim đập thình thịch…
  • Ho
  • Phát ban trên da
  • Thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Sưng miệng hoặc cổ họng
  • Phù mạch hoặc nổi mề đay
  • Khó thở
  • Khàn tiếng
  • Sưng lớn, phù mạch trên mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, tay, chân, bàn chân hoặc cơ quan sinh dục
  • Khó nuốt
  • Đỏ da
  • Khó thở
  • Thở chậm hoặc không đều
  • Tức ngực

Những tác dụng phụ kể trên không xảy ra ở tất cả trường hợp người bệnh. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể biến mất khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài thì tốt nhất người bệnh cần được đưa đến các trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, mỗi cơ địa người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng bệnh lý khác nhau. Bởi vậy mà khi cơ thể người bệnh xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tương tác thuốc Salbutamol

Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Salbutamol thì người bệnh có thể gặp phải những tương tác của thuốc trong những trường hợp dưới đây:

Một số loại thuốc bao gồm: thuốc Aminophylline, Oxymetazoline, Dopamine, Pseudoephedrine, Phenylephrine, Dextroamphetamine, Xylometazoline, Thuốc chẹn beta bao gồm propranolol, nadolol, labetolol, sotalol

  • Thuốc lợi tiểu bao gồm hydrochlorothiazide, furosemide.
  • Thuốc giãn phế quản khác bao gồm salmeterol, terbutaline
  • Các chất ức chế monoamin oxydase bao gồm thuốc phenelzine, moclobemide,  tranylcypromine, selegiline.

Do vậy nếu như bạn đang dùng thuốc Salbutamol mà có dùng chung với bất kỳ loại thuốc nào được kể trên thì tốt nhất người bệnh nên báo cho bác sĩ. Qua đó bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về thuốc Salbutamol và cách dùng, liều sử dụng. Nếu như có thắc mắc gì về những thông tin trong bài viết trên đây thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!