Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Omeprazole - thần dược điều trị triệu chứng bệnh dạ dày


Với những người gặp phải tình trạng bệnh lý dạ dày thì chắc chắn ai cũng phải biết về thuốc Omeprazole. Cụ thể thuốc được dùng để điều trị bệnh lý thường do dạ dày tăng tiết axit và một số trường hợp khác. Tuy nhiên cách sử dụng thuốc an toàn hiệu quả như thế nào thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Omeprazole là thuốc gì?

Thuốc Omeprazole có chứa thành phần chính là Omeprazole, thường dùng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản.

Thuốc Omeprazole có tác dụng điều trị bệnh dạ dày

>>Xem thêm: Tanakan dùng để chữa bệnh gì? Cách sử dụng Tanakan an toàn, hiệu quả

Trên thị trường có bán thuốc Omeprazole được bào chế dưới dạng sau đây:

  • Thuốc dạng viên nang giải phóng chậm: 40 mg, 20 mg, 10 mg.
  • Thuốc dạng dung dịch: 25 mg, 10 mg, 2.5 mg.

Thông tin dưới đây sẽ cung cấp thêm về thành phần, công dụng, chống chỉ định và liều dùng… Các bạn hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tác dụng của thuốc Omeprazole như thế nào?

Thuốc Omeprazole được chỉ định điều trị những vấn đề liên quan đến những bệnh lý về dạ dày và thực quản bằng cách giúp làm giảm lượng axit dạ dày được tiết ra hằng ngày, như sau:

  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản;
  • Bệnh viêm loét dạ dày, viêm thực quản ăn mòn do những tổn thương ở thực quản bị axit dạ dày bào mòn;
  • Thuốc Omeprazole còn có thể dùng điều trị bệnh khác khi kết hợp với thuốc kháng sinh nhằm giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) – tác nhân gây nên những bệnh lý về dạ dày.

Thuốc Omeprazole còn có thể được sử dụng nhằm khắc phục những triệu chứng ợ nóng khoảng  2 – 3 lần/ tuần. Dù vậy thì Omeprazole không mang lại hiệu quả ngay lập tức mà thường phải 1 – 4 ngày sử dụng thì mới phát huy được tác dụng của thuốc điều trị.

Omeprazole không cần được sử dụng kê đơn, người bệnh có thể mua tại những nhà thuốc trên toàn quốc. Dù vậy thì trước khi sử dụng, bạn cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên trên bao bì sản phẩm. Hãy tham khảo thông tin sau đây.

Chống chỉ định dùng thuốc Omeprazole

  • Thận trọng khi dùng thuốc với người bị mẫn cảm với Omeprazole hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng thuốc Omeprazole an toàn

Trước khi sử dụng thuốc Omeprazole, bạn cần phải đọc kỹ thông tin được in trên tờ hướng dẫn, lưu ý thông tin này không thay thế được ý kiến của bác sĩ về liều dùng và cách dùng. Thông tin về liều dùng cụ thể về thuốc Omeprazole sẽ được dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp như sau:

Liều dùng thuốc Omeprazole cho người lớn:

+ Điều trị bệnh loét tá tràng:

  • Mỗi ngày uống 1 lần 20 mg.
  • Duy trì trong vòng 4 tuần. Nếu điều trị trong khoảng thời gian trên mà bệnh không khỏi hoàn toàn, thì có thể kéo dài liệu trình lên 8 tuần.

+ Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn Hp:

Phác đồ 2 thuốc:

  • Mỗi ngày nên dùng 40mg Omeprazole kết hợp với thuốc kháng sinh clarithromycin dùng mỗi ngày một lần.
  • Duy trì phác đồ điều trị kéo dài trong 14 ngày.

Phác đồ 3 thuốc:

  • Mỗi ngày nên dùng 20 mg Omeprazole kết hợp với thuốc kháng sinh amoxicillin và clarithromycin mỗi ngày sử dụng 2 lần.
  • Duy trì phác đồ điều trị kéo dài trong 10 ngày.

+ Điều trị bệnh loét dạ dày:

  • Mỗi ngày nên uống 40 mg/ lần.
  • Duy trì thời gian điều trị trong vòng 4 – 8 tuần.

+ Điều trị bệnh viêm thực quản ăn mòn:

  • Mỗi ngày nên dùng 1 lần 20 mg.
  • Duy trì liệu trình điều trị kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần.

+ Điều trị hội chứng u tân sinh đa tuyến nội tiết:

  • Mỗi ngày nên dùng 60 mg/ lần.
  • Liều dùng tối đa mỗi ngày 360 mg chia đều 3 lần uống.

+ Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Mỗi ngày nên dùng 60 mg/ lần.
  • Liều dùng tối đa 360 mg/ ngày chia đều làm 3 lần uống.

+ Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Mỗi ngày nên dùng 20 mg/ lần, duy trì thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần.

+ Điều trị chứng bệnh khó tiêu:

  • Mỗi ngày nên uống 20 mg/ lần/ ngày vào buổi sáng.
  • Liều dùng duy trì kéo dài trong 14 ngày.

Liều dùng thuốc Omeprazole cho trẻ em

+ Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản:

Với trẻ từ 1 – 16 tuổi:  duy trì thời gian điều trị trong 4 tuần:

  • Với trẻ em từ 5 đến dưới 10 kg: Mỗi ngày uống 5 mg/ lần.
  • Với trẻ em từ 10 đến dưới 20 kg: Mỗi ngày uống 10 mg/ lần.
  • Với trẻ em từ 20kg trở lên: Mỗi ngày 20 mg uống/ lần.

Với trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Mỗi ngày nên uống 20 mg/ lần.
  • Duy trì thời gian điều trị tối đa trong 4 tuần.

+ Điều trị chứng viêm thực quản ăn mòn:

Với trẻ em từ 1 tháng – 1 năm tuổi

  • Với trẻ từ 3 đến dưới 5 kg: Mỗi ngày uống 2,5 mg/ lần.
  • Với trẻ em có trọng lượng 5 đến dưới 10 kg: Mỗi ngày uống 5 mg/ lần.
  • Với trẻ em có trọng lượng 10 kg trở lên: Mỗi ngày uống 10 mg/ lần.
  • Thời gian điều trị duy trì từ 6 tuần để mang lại hiệu quả

Với trẻ từ 1 – 16 tuổi (điều trị trong 4 đến 8 tuần):

  • Với trẻ từ 5 đến dưới 10 kg: Mỗi ngày uống 5 mg/ lần.
  • Với trẻ từ 10 đến dưới 20 kg: Mỗi ngày nên uống 10 mg/ lần.
  • Với trẻ từ 20 kg và lớn hơn: Mỗi ngày nên dùng 20 mg lần.

Với trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Mỗi ngày nên dùng 20 mg /lần, duy trì thời gian điều trị từ 4-8 tuần.

Liều dùng duy trì:

Với trẻ từ 1 – 16 tuổi

 Với trẻ từ 3 đến dưới 5kg: Mỗi ngày nên uống 5 mg/ lần.

  • Với trẻ từ 5 đến dưới 10kg: Mỗi ngày nên uống 10 mg/ lần.
  • Với trẻ từ 10 kg trở lên: Mỗi ngày uống 12 mg/ lần.

Với trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Mỗi ngày nên uống 20 mg /lần.

Lưu ý: liều dùng thuốc Omeprazole ở mỗi người khác nhau do vậy thì bạn cần phải nắm được những thông tin chi tiết để biết cách sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazole an toàn

  • Thuốc Omeprazole được dùng theo đường uống, tốt nhất nên sử dụng trước khi ăn khoảng ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra có thể kết hợp với thuốc kháng axit với Omeprazole.
  • Trường hợp người bệnh đang sử dụng những loại thuốc băng niêm mạc bao  gồm Sucralfate thì có thể dùng thuốc omeprazol trước khoảng 30 phút.
  • Đối với thuốc Omeprazole dạng hỗn dịch: trước khi dùng nên lắc đều thuốc.
  • Đối với dạng viên nang: Tốt nhất nên uống nguyên viên, không nghiền nát, không nhai. Trường hợp bạn không thể uống nguyên viên thuốc thì có thể rắc thuốc vào muỗng nước ép táo rồi sử dụng ngay.
  • Thời gian sử dụng thuốc Omeprazole tối đa 14 ngày. Nếu không mang lại hiệu quả thì báo với bác sĩ để có hướng điều trị khác hiệu quả hơn.

Thận trọng khi dùng thuốc Omeprazole

Với bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng cũng cần phải cân nhắc những lợi ích và nguy cơ để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc, cũng như cách sử dụng như sau:

  • Dị ứng: Thuốc Omeprazole có thể gây ra một số phản ứng dị ứng với những bệnh nhân bị nhạy cảm với những thành phần của thuốc.
  • Trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được những tác dụng phụ bất thường nếu sử dụng thuốc cho trẻ em trong độ tuổi từ 1  -16 tuổi. Do vậy người bệnh cần phải tham khảo trước khi sử dụng.
  • Người lớn tuổi: cần phải được sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú: đây cũng là đối tượng cần thận trọng khi sử dụng. Bởi lẽ vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy được lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprazole

Thuốc Omeprazole được bào chế thành những dạng khác

Thời gian sử dụng thuốc Omeprazole, người bệnh phải có một số lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh như sau:

Tác dụng phụ của thuốc Omeprazole

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Theo đó thì với thuốc Omeprazole, người bệnh cần phải lưu ý đến một số tác dụng phụ như sau: buồn nôn hoặc nôn, đau dạ dày, đầy hơi, đau đầu, tiêu chảy hoặc sốt …

Ngoài ra người bệnh còn có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác bao gồm đau bụng, đau đầu, khó tiêu và tiêu chảy, trong thời gian sử dụng thuốc Omeprazole.

Người bệnh tốt nhất hãy đi khám y tế khẩn cáp trường hợp nếu có xuất hiện những phản ứng dị ứng với thuốc Omeprazole bao gồm: sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, nổi mề đay, khó thở…

Bên cạnh đó người bệnh cần phải chú ý đến một số những biểu hiện tác dụng phụ sau đây:

  • Gặp phải những vấn đề về thận: tiểu ít, tiểu ra máu đồng thời tăng cân nhanh…
  • Thiếu hụt Magie: Tình trạng này xuất hiện khi bạn dùng thuốc kéo dài từ 3 tháng trở lên. Theo đó thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bao gồm: chóng mặt, tim đập nhanh, cảm giác lo lắng, bồn chồn, nhịp tim đập không đều, co thắt cơ tay và chân, chuột rút cơ hoặc bị nghẹt thở.
  • Bệnh lupus ban đỏ da (CLE): Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bao gồm: xuất hiện vảy má, nổi mẩn, vảy ở ở cánh tay, chúng sẽ tồi tệ hơn trong trường hợp bạn có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bao gồm: sốt, mệt mỏi, giảm cân, ợ nóng hoặc có hình thành cục máu đông …
  • Thiếu hụt vitamin B12: Tình trạng này thường xảy ra khi bạn dùng Omeprazole từ 3 năm trở lên. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm: kinh nguyệt bất thường, tê hoặc ngứa ran ở tay và chân hồi hộp, viêm dây thần kinh …
  • Viêm niêm mạc dạ dày: Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm buồn nôn và nôn, đau bụng, giảm cân…
  • Polyp tuyến tiền liệt: phát triển những tế bào trên niêm mạc dạ dày bất thường, không kèm theo triệu chứng bất thường và đa số lành tính.
  • Tiêu chảy nặng và gãy xương

Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng này nặng, kéo dài thì người bệnh không nên chủ quan và báo cho bác sĩ về tình trạng trên để được xử lý kịp thời.

Tương tác thuốc Omeprazole như thế nào?

Thuốc Omeprazole có thể tương tác với những loại thuốc khác bao gồm vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc bổ,…. Sự tương tác này có thể làm thay đổi những hoạt chất trong thuốc hay cách thức hoạt động. Mặt khác chúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn:

Do vậy để làm giảm thiểu nguy cơ này thì người bệnh nên báo cho bác sĩ về những thoại thuốc bạn đang sử dụng để các bác sĩ xem xét và chỉ định liều dùng thuốc phù hợp để biết cách phòng tránh. Theo đó thì người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc sau: Clopidogrel, nelfinavir, Atazanavir, rilpivirine…

Trên đây không phải là danh sách tất cả những loại thuốc có thể tương tác với Omeprazole. Người bệnh nên thận trọng khi dùng chung với bất kỳ loại thuốc nào khác.

Với những chia sẻ thuốc Omeprazole trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé, chúc bạn sức khỏe!