Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Metronidazol có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng thuốc Metronidazol


Thuốc kháng sinh Metronidazol thường được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng do nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Với các loại thuốc kháng sinh thì bạn cần phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ về cách dùng và liều dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Những thông tin cần biết về thuốc Metronidazol

Thuốc Metronidazol nằm trong nhóm thuốc kháng sinh Nitroimidazoles. Thuốc hoạt động nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng.

Thuốc metronidazol được bào chế thành dạng viên nén có hàm lượng: Thuốc metronidazol 250 mg, thuốc metronidazol 500 mg.

Tác dụng của thuốc metronidazol

Thuốc kháng sinh Metronidazol điều trị nhiễm trùng

>>Xem thêm: Thuốc Meloxica có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng an toàn, hiệu quả

Thuốc kháng sinh Metronidazol thường được dùng chủ yếu trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng. Bên cạnh đó Metronidazol còn được dùng trong các trường hợp bị bệnh cảm lạnh thông thường, cảm cúm,…

Metronidazol còn được chỉ định điều trị trong một số trường hợp khác như điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn răng cấp tính, viêm loét lợi, nhiễm trùng Hp gây loét dạ dày,… Tác dụng của thuốc chưa được liệt kê hết ở trên đây, tuy nhiên nếu dùng với mục đích gì thì người bệnh cũng nên tham khảo và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định

Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo, thuốc Metronidazol không dùng trong các trường hợp dưới đây:

  • Người bị dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Không nên dùng thuốc Metronidazol cho phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ
  • Bệnh nhân bị bệnh gan và thận, bị rối loạn tế bào máu
  • Người bị nhiễm nấm, rối loạn thần kinh, hay mắc bệnh động kinh

Hướng dẫn sử dụng thuốc Metronidazol

Cách dùng thuốc Metronidazol an toàn, hiệu quả

Hãy dùng thuốc Metronidazol trực tiếp với một ly nước đầy. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc, không được làm vỡ cấu trúc của thuốc, không ngậm, không bẻ hay nghiền  thuốc trước khi nuốt. Với các thuốc kháng sinh nói chung và Metronidazol nói riêng thì chúng đều phát huy hiệu quả tốt nhất nếu như bạn dùng thuốc trong cùng một thời điểm trong các ngày điều trị và có khoảng cách thời gian đồng nhất.

Tùy vào từng trường hợp điều trị bệnh nhưng thường thuốc Metronidazol được chỉ định dùng liên tục trong vòng 10 ngày. Không nên kéo dài thời gian dùng thuốc bởi nó có thể gây ra một số hậu quả đáng tiếc.

Liều lượng thuốc Metronidazol

  • Với người lớn:

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn

  • Với thuốc viên:
  • Liều dùng thông thường: Mỗi lần 7,5 mg / kg uống cách nhau 6 giờ, liều dùng tối đa 4 g mỗi ngày, dùng liên tục từ 7-10 ngày
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch:
  • Liều dùng 15mg /kg

Điều trị viêm đại tràng kết mạc giả

  • Thuốc uống:
  • Mỗi ngày dùng tối đa 500mg chia đều thành 3 lần uống, khoảng cách 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Thuốc tiêm: cần được thực hiện bởi bác sĩ, tiêm 500mg vào tĩnh mạch. Mỗi liều tiêm cần cách nhau 8 tiếng.

Liều dự phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật

  • Liều trước phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch 15mg/kg trước khi phẫu thuật 1 tiếng.
  • Liều sau phẫu thuật: sau phẫu thuật 12 tiếng  thì tiêm 7,5mg/kg vào tĩnh mạch.

Điều trị nhiễm khuẩn Hp

  • Thuốc Metronidazol được dùng kết hợp với các thuốc khác, liều dùng theo bác sĩ chỉ định với thời gian điều trị từ 10 – 14 ngày

Điều trị viêm vùng chậu

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi lần dùng 7,5mg/kg, cách nhau khoảng 6 giờ

Điều trị viêm phổi

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch với 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi liều dùng 7,5mg/kg cách nhau 6 tiếng

Điều trị nhiễm khuẩn máu

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi lần dùng 7,5mg/kg, cách nhau 6 giờ

Điều trị viêm màng não

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi liều dùng 7,5mg/kg, cách nhau 6 giờ

Điều trị nhiễm trùng khớp

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi lần dùng 7,5mg/kg, cách nhau 6 giờ

Điều trị nhiễm trùng da

  • Thuốc tiêm: tiêm tĩnh mạch 15mg/kg
  • Thuốc uống: Mỗi lần dùng 7,5mg/kg, cách nhau 6 giờ

Phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Mỗi ngày dùng 2g/liều

  • Với Trẻ em:

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn

Liều dùng cho trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 kg trên 7 ngày tuổi: liều tiêm tĩnh mạch 7,5mg/kg, giữ khoảng cách mỗi liều 24 – 48 giờ.
  • Trẻ sơ sinh trên 2 kg dưới 7 ngày tuổi: liều tiêm tĩnh mạch 15mg/kg, giữ khoảng cách liều 24 giờ.
  • Với trẻ dưới 2kg, từ 8-29 ngay tuổi: Liều dùng tiêm tĩnh mạch 15mg/kg, đảm bảo giữ khoảng cách mỗi liều 24 giờ.
  • Trẻ sơ sinh trên 2kg từ 8-29 ngày tuổi: liều tiêm tĩnh mạch 15mg/kg, giữ khoảng cách mỗi liều là 12 giờ.

Với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên:

  • Thuốc tiêm: Mỗi ngày dùng 20 – 40mg/kg tiêm tĩnh mạch, tối đa tiêm 3 lần/ngày.
  • Thuốc uống: Mỗi ngày dùng 30 – 50mg/kg, chia thành 3 liều bằng nhau.

Điều trị viêm đại tràng kết mạc giả

  • Thuốc uống: Mỗi ngày dùng 30mg/kg chia thành 4 liều bằng nhau, giữ khoảng cách mỗi liều ít nhất 4 tiếng đồng hồ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Metronidazol

Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần phải có một số lưu ý để đảm bảo cho việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi lẽ việc dùng thuốc không đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả đồng thời có thể gây ra tình trạng bị nhờn thuốc. Hãy lưu ý một số điều dưới đây:

Thuốc kháng sinh Metronidazol cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ

Trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc Metronidazol

Trong thời gian sử dụng thuốc Metronidazol, người bệnh tốt nhất không uống rượu, bia, hay những loại đồ uống có cồn khác trong thời gian dùng thuốc và ít nhất trong 3 ngày sau khi dừng thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy các đồ uống có chứa chất kích thích sẽ gây ra một số triệu chứng như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, mặt đỏ bừng,…

Một số nghiên cứu trên động vật có ghi nhận nguy cơ gây ra ung thư. Do vậy trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo được những lợi ích và nguy cơ.

Thuốc Metronidazol có thể khiến cho làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Bởi vậy người bệnh cần phải che chắn hoặc sử dụng kem chống nắng trong thời gian di chuyển và hoạt động ở ngoài trời. Hiện nay thuốc vẫn chưa được chứng minh an toàn khi sử dụng với trường hợp phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Metronidazol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Tùy cơ địa mỗi người mà không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ, mà mỗi người xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì bạn hãy thận trọng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

Những tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Có cảm giác xuất hiện vị kim loại trong miệng

Những triệu chứng ít nghiêm trọng này có thể tự biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu như chúng vẫn kéo dài và trầm trọng hơn, người bệnh tốt nhất nên báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng mới
  • Dễ bầm tím và chảy máu bất thường ở chân răng, mũi…
  • Đau dạ dày, hoặc đau khi đi tiểu
  • Mất thăng bằng
  • Co giật
  • Khó nói chuyện
  • Ngứa và tê tay chân
  • Đau đầu nghiêm trọng, đau cổ, cứng cổ

Một số ghi nhận còn cho thấy có người xuất hiện dấu hiệu tưa miệng, nhiễm trùng nấm. Người bệnh có thể dễ nhận biết thông qua mảng trắng trong miệng hoặc dịch âm đạo bất thường.

Phản ứng dị ứng thuốc:

  • Phát ban da hoặc ngứa da
  • Sưng da ở cổ họng
  • Chóng mặt nghiêm trọng và khó thở

Những tác dụng phụ  của thuốc Metronidazol  vẫn chưa được kể hết trên đây. Nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng bất thường khác thì hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tương tác thuốc

Trong thời gian sử dụng Metronidazol người bệnh cần tránh sử dụng đồng thời các loại thuốc khác để giảm thiểu sự tương tác. Bởi nó sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Bên cạnh đó còn có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Người bệnh nên chú ý khi kết hợp với các loại thuốc kể cả thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng…Đặc biệt là các loại thuốc sau:

  • Thuốc có chứa hoạt chất propylene glycol
  • Thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu Warfarin
  • Thuống chống đông máu warfarin
  • Thuốc Lithium, Rifampin, Paracetamol
  • Vitamin B12, vitamin C và vitamin D3
  • Trên đây không bao gồm tất cả các loại thuốc có thể tương tác với Metronidazol. Người bệnh nên chủ động báo cho bác sĩ về tất cả thuốc bạn đang dùng để đảm bảo an toàn nhé.

Với những thông tin vừa chia sẻ về thuốc Metronidazol hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!