02/10/2020 Người đăng : Lường Toán
Thuốc Vancomycin có tác dụng diệt khuẩn, điều trị với các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Cũng như các loại thuốc kháng sinh khác thì thuốc Vancomycin chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của các bác sĩ. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin bên dưới đây nhé.
Vancomycin được chỉ định dùng để tiêu diệt vi khuẩn nặng, bằng cách ức chế sự hoạt động của vi khuẩn. Thuốc Vancomycin mang lại hiệu quả khi sử dụng có sự kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể, Vancomycin chỉ định dùng ở giai đoạn sớm hơn so với các loại kháng sinh nhóm beta - lactam. Ngoài ra thuốc Vancomycin còn mang lại hiệu quả với các loại vi khuẩn Gram dương ưa khí và kỵ khí. Những một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Gram âm hầu hết kháng lại được thuốc vancomycin. Thuốc này đồng thời cũng tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp RNA của các loại vi khuẩn.
>>Xem thêm: Cortisol là gì? Giải pháp cân bằng Cortisol tốt cho cơ thể
Thuốc tiêm Vancomycin đa số được sử dụng với những trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng bao gồm cả bệnh thận và tim. Cụ thể, thuốc Vancomycin sẽ được chỉ định với các trường hợp dưới đây:
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn máu: trường hợp người bệnh ở tình trạng khó điều trị do các loại vi khuẩn Gram (+) như Viêm màng trong tim có lắp van nhân tạo hay nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, thuốc Vancomycin còn được chỉ định với những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hay đã bị điều trị thất bại. Đối với những trường hợp bệnh nhân đang điều trị viêm màng trong tim bằng benzylpenicilin kết hợp với aminoglycosid mà không mang lại hiệu quả thì sẽ được chỉ định dùng thuốc vancomycin. Bạn cũng có thể phối hợp dùng thuốc Vancomycin với aminoglycosid nhằm mang lại hiệu quả cao..
Điều trị với trường hợp nhiễm khuẩn máu nặng: Trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu khi sử dụng các loại kháng sinh khác mà không mang lại hiệu quả cao.
Các nhiễm khuẩn cầu nối: do Staphylococcus hoặc có thể do S. epidermidis.
Điều trị biến chứng nhiễm khuẩn: nguy cơ xảy ra cao trong quá trình thực hiện phương pháp điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục. Theo đó thì khi sử dụng thuốc kháng sinh Vancomycin mang lại kết quả rõ rệt thông qua thuốc tiêm tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, thuốc Vancomycin còn được sử dụng với mục đích dự phòng viêm màng trong tim trước khi tiến hành phẫu thuật. Phổ biến nhất là đối tượng được phẫu thuật phụ khoa hay đường ruột đối với bệnh nhân bị dị ứng penicillin. Dù vậy thuốc kháng sinh Vancomycin thường chỉ được sử dụng trong bệnh viện, có sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ. Bởi lẽ loại thuốc này có nguy cơ gây ra phản ứng phụ cao, cần được kết hợp theo dõi chặt chẽ sau khi sử dụng.
Không nên dùng thuốc Vancomycin với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc hay các thành phần của thuốc.
Cách sử dụng thuốc Vancomycin cần được tham khảo chỉ định của bác sĩ hoặc trên bao bì sản phẩm. Thông tin dưới đây chỉ áp dụng với một số trường hợp để mang lại hiệu quả cao nhất:
Lưu ý: không nên tiêm tĩnh mạch thuốc Vancomycin nhanh. Trong thời gian dùng cần phải được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ nhằm giúp phát hiện tình trạng hạ huyết áp để có biện pháp xử lý kịp thời.
Liều dùng thuốc Vancomycin chủ yếu phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Theo đó thì với những trường hợp cụ thể sẽ có liều dùng tương ứng theo chỉ định của các bác sĩ. Thông tin dưới đây chỉ áp dụng với một số trường hợp, bạn nên cân nhắc khi sử dụng.
Liều đầu tiên: tối thiểu dùng 15 mg/kg với trường hợp bị suy thận nhẹ và trung bình. Liều dùng trên không áp dụng với bệnh nhân bị mất chức năng thận. Do vậy liều đầu tiên nên áp dụng 15 mg/kg đồng thời duy trì nồng độ và đồng thời cho liều duy trì 1,9 mg/kg/24 giờ. Tiếp tục cứ khoảng từ 7 - 10 ngày thì hãy dùng 1 liều 1g.
Việc tiêm thuốc Vancomycin có thể gây ra tình trạng “hội chứng người đỏ”. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng bất thường như chóng mặt, hạ huyết áp, đỏ bừng phần thân trên và đau co cứng lưng và ngực.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau, đỏ đồng thời bị nhức tại chỗ tiêm. Những triệu chứng này có thể giảm hoặc biến mất nếu như tiêm thuốc chậm hơn. Tuy nhiên hãy báo cho bác sĩ nếu như tác dụng phụ kéo dài hoặc xuất hiện phản ứng nghiêm trọng.
Thường khi các bác sĩ kê đơn thuốc Vancomycin cho bạn thì họ đã trải qua nghiên cứu, đánh giá lợi ích của thuốc lớn hơn so với nguy cơ tác dụng phụ. Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng tác dụng phụ khác nhau, không phải ai cũng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.
Hãy báo cho bác sĩ nếu như gặp những vấn đề dưới đây bao gồm: gặp vấn đề về thính giác, ù tai, thay đổi lượng nước tiểu, đau họng/ sốt, dễ chảy máu/bầm tím, đau họng và tiêu chảy kéo dài.
Thuốc Vancomycin nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc sử dụng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ bị nấm miệng hoặc bị nhiễm nấm âm đạo. Hãy báo cho bác sĩ nếu như xuất hiện những đốm trắng trong miệng, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc xuất hiện những triệu chứng khác.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra trong thời gian dùng thuốc Vancomycin. Báo cho bác sĩ nếu gặp phải triệu chứng: khó thở, chóng mặt, phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/họng).
Không phải bất kỳ ai cũng gặp những tác dụng phụ như trên. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng bất thường không được đề cập đến trên đây. Nếu xuất hiện những tác dụng phụ chưa được kể đến trên đây thì báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thuốc Vancomycin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc đồng thời làm gia tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Thông tin này không bao gồm tất cả những tác dụng phụ do thuốc Vancomycin gây ra. Theo đó bạn nên báo cho bác sĩ về tất cả thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc bổ để các bác sĩ hoặc dược sĩ xem xét. Trong thời gian sử dụng thì nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà chưa được sự cho phép của các bác sĩ.
Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Dược HN, thuốc Vancomycin khuyến cáo không được dùng kết hợp với một số loại thuốc nhưng có thể cần dùng trong một số trường hợp. Trường hợp cả hai loại thuốc cùng được kê đơn thì các bác sĩ sẽ thay đổi liều dùng hoặc tần suất sử dụng của một hay cả hai loại thuốc.
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên khi bắt buộc sử dụng loại thuốc này thì bạn phải thay đổi liều dùng hay tần suất sử dụng của hai loại thuốc để tránh tương tác. Hãy báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng đồng thời các thuốc sau:
Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc dùng thuốc với thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng nếu sử dụng đồng thời loại thuốc này. Theo đó người bệnh nên báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, cụ thể như:
Trong thời gian sử dụng Vancomycin nhằm điều trị nhiễm khuẩn hay những bệnh lý liên quan đến tim và thận, người bệnh theo đó thì cần có một số lưu ý về những điều dưới đây:
Những thông tin tổng hợp về thuốc Vancomycin hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!