Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cortisol là gì? Giải pháp cân bằng Cortisol tốt cho cơ thể


Cortisol thường được nhắc đến với chức năng của tuyến thượng thận, ngoài ra nó còn có vai trò rất tốt điều chỉnh hoạt động, giảm stress cho não bộ. Hiểu được vai trò của Cortisol và chức năng của nó sẽ giúp bạn cải thiện khá nhiều về sức khỏe. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, bạn hãy tham khảo nhé.

Cortisol là gì?

Cortisol là một loại hormone steroid và được sản xuất chủ yếu tại vỏ tuyến thượng thận. Tuy nhiên việc điều tiết hormone sản xuất trong cơ thể thường được kiểm soát tại vùng dưới đồi, tuyến thượng thận và tuyến yên. Đó được gọi là trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.

Hormone Cortisol có chức năng quan trọng trong cơ thể

>>Tham khảo thêm: Tiêm Botox là gì? Ứng dụng tiêm Botox trong ngành thẩm mỹ như thế nào?

Trường hợp cơ thể có nồng độ Cortisol thấp trong máu thì sẽ có một nhóm tế bào trong não được gọi là vùng dưới đồi có chức năng giải phóng hormone CRH. Loại hormone này sẽ giúp cho tuyến yên tiết ra hormone ACTH, từ đó sẽ giúp kích thích tuyến thượng thận để tiết ra cortisol vào máu. Trường hợp nồng độ cortisol trong máu tăng lên thì chúng sẽ bắt đầu ngăn chặn sự giải phóng hormone CRH tại vùng dưới đồi với hormone ACTH từ tuyến yên vào cơ thể. Do đó, trong cơ thể mà nồng độ hormone ACTH bắt đầu giảm thì cũng kéo theo nồng độ cortisol giảm. Điều này được gọi chung là một vòng phản hồi âm (ức chế).

Thường trong một ngày thì nồng độ cortisol trong máu cơ thể cũng sẽ thay đổi liên tục. Tuy nhiên thì chúng có thể tăng cao vào buổi sáng ngay khi chúng ta thức dậy, và sau đó sẽ giảm từ từ trong ngày. Đây được gọi chung là một nhịp điệu ngày đêm. Đối với những người thường xuyên làm việc vào ban đêm, thì chu kỳ trên cũng sẽ bị đảo ngược. Bởi vậy mà thời gian giải phóng cortisol trong cơ thể cũng sẽ liên kết chặt chẽ với mô hình hoạt động hằng ngày.

Trong khi đó nếu cơ thể đang phải đối mặt với căng thẳng, thì lượng cortisol trong cơ thể cũng sẽ được giải phóng để tạo ra phản ứng thích hợp. Ngoài ra với một chế độ ăn uống và hoạt động thể chất phù hợp cũng sẽ giúp sản xuất lượng Cortisol vừa đủ cho cơ thể.

Cortisol có tác động như thế nào với cơ thể?

Cortisol được ví như là một loại hormone steroid, đây được xem là một hoạt chất khá mạnh. Chúng sẽ có khả năng xâm nhập đến những tế bào đồng thời làm thay đổi hoạt động của gen trong DNA.

Đa số những tế bào trong cơ thể thường có thụ thể cortisol, đó là nguyên nhân chúng tác động đến nhiều chức năng trong cơ thể khác nhau.

  • Cortisol có chức năng chính đó là: giúp kích thích các tế bào sản xuất glucose từ axit béo và protein. Như vậy, quá trình này được gọi chung là tổng hợp glucose. Chức năng của cortisol trong quá trình đó là giúp tiết kiệm glucose cho não bộ. Điều đó khiến cho Cortisol buộc phải sử dụng axit béo từ chất béo dự trữ trong cơ thể làm năng lượng hoạt động mỗi ngày. Cortisol đồng thời cũng buộc phân hủy protein được lưu trữ trong cơ thể thành các loại axit amin nhằm giúp cho cơ thể có thể sử dụng chúng trong hoạt động hàng ngày. Các axit amin này sẽ giúp tạo ra các loại enzyme hay sửa chữa tế bào.
  • Cortisol có chức năng kiểm soát cân bằng lượng muối và nước trong cơ thể để đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm soát huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp chính là yếu tố nguy cơ khiến cho lưu lượng máu tăng lên. Do vậy mà Cortisol có chức năng điều phối glucose cùng với các chất dinh dưỡng khác đến các tế bào càng nhanh càng tốt o.
  • Ngoài ra thì cortisol trong cơ thể còn có chức năng chống lại stress, căng thẳng cũng như làm giảm các phản ứng viêm bao gồm: phản ứng miễn dịch tổng thể trong cơ thể. Bởi vậy tình trạng căng thẳng cũng sẽ gây ra sự gia tăng lượng axit amin, glucose, axit béo trong máu. Tất cả đều được thúc đẩy bởi lượng cortisol tiết ra trong cơ thể.

Với phụ nữ thì lượng cortisol có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Với những chức năng kể trên có thể thấy cortisol là một hormone rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên hormone Cortisol bao nhiêu là đủ? Việc Cortisol tiết ra quá nhiều hoặc quá ít cũng ảnh hưởng không tốt với cơ thể.

Qúa nhiều Cortisol gây ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Việc Cortisol tiết ra quá nhiều trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân chính gây ra hội chứng Cushing. Tình trạng này thường xảy ra bởi một số những yếu tố. Ví dụ như tăng tiết Cortisol có thể tiết ra hormone ACTH bởi việc sử dụng loại thuốc. Người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng bao gồm:

  • Tăng cân nhanh tại các bộ phận như ngực, mặt và bụng. Trong khi đó thì cánh tay và chân lại rất thon mảnh.
  • Khuôn mặt luôn tròn và đỏ ửng.
  • Huyết áp cao, yếu cơ
  • Loãng xương.
  • Thay đổi làn da, xuất hiện các vết thâm hay các vết rạn màu tím.
  • Thay đổi tâm trạng, trầm cảm, lo lắng hoặc thường xuyên cáu kỉnh.
  • Tăng tần suất khát và đi tiểu nhiều hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ cortisol tăng cao trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Khoảng cách giữa các kỳ kinh không đều và thường kéo dài hơn, có thể tắt kinh.

Bên cạnh đó thì có một mối liên hệ lâu dài xảy ra trong việc điều chỉnh tăng hoặc có thể làm giảm nồng độ cortisol, đồng thời ảnh hưởng đến tâm thần với triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Dù vậy thì những triệu chứng này thường không rõ ràng, khó phát hiện hơn.

Tiết quá ít Cortisol ảnh hưởng gì đến cơ thể

Việc tiết quá nhiều hay quá ít cortisol đều không tốt cho cơ thể

Khi tuyến yên hoặc tuyến thượng thận tiết ra quá ít Cortisol thì thường xuất hiện khá ít triệu chứng bất thường. Người bệnh trước tiên sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt( dễ nhầm lẫn với những bệnh khác), yếu cơ, giảm cân hoặc bị thay đổi tâm trạng đồng thời làm tối màu da.

Ngoài ra thì việc giảm tiết cortisol xuất hiện đồng thời stress có thể làm tăng nguy cơ bị suy tuyến thượng thận. Tình trạng nếu kéo dài thì có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm:

  • Đau khởi phát đột ngột tại vùng thắt lưng, bụng, hoặc chân.
  • Nôn ói và tiêu chảy, dẫn đến mất nước.
  • Hạ huyết áp.
  • Rối loạn tri giác.

Thăm khám khẩn cấp bởi một bác sĩ chuyên khoa Nội tiết là cần thiết khi nghi ngờ mắc phải hội chứng Cushing hoặc bệnh Addison. Khi đó, một xét nghiệm kiểm tra nồng độ corticol có thể được đề nghị.

Một số lưu ý khi xét nghiệm nồng độ cortisol

Xét nghiệm Cortisol thường được chỉ định vào buổi sáng để cho kết quả chính xác nhất. Bởi như ở trên đã nói thì nồng độ Cortisol thường thay đổi liên tục trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, nồng độ cortisol trong cơ thể thường cao nhất lúc khoảng từ 6 – 8 giờ sáng, và chúng sẽ giảm từ từ đến mức thấp nhất tại lúc nửa đêm.

Theo dược sĩ các Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, nồng độ cortisol trong cơ thể chủ yếu để phản ánh sức khỏe ở người, từ đó làm cơ sở để chẩn đoán một số bệnh nguy hiểm như hội chứng Cushing và suy tuyến thượng thận. Tuy nhiên thì nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường khác thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Trước khi xét nghiệm thì người bệnh sẽ được yêu cầu không tập thể dục mạnh trong vòng một ngày trước đi làm xét nghiệm.

Ngoài ra, người bệnh còn được yêu cầu tạm ngưng dùng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh.
  • Estrogen (trong một số loại thuốc tránh thai).
  • Androgen.
  • Các loại glucocorticoids tổng hợp như hydrocortisone, prednisone và prednisolone (thường dùng như điều trị kháng viêm).

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Cortisol mà chưa được kể đến trên đây. Theo đó thì bạn hãy báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng...để bác sĩ điều chỉnh nhé.

Giải pháp cân bằng cortisol giúp cơ thể khỏe mạnh

Như vậy có thể thấy nồng độ Cortisol cao hay quá thấp cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ở mỗi người. Theo đó thì bạn hãy đưa nồng độ hormone trở lại bình thường thì mới đảm bảo được sức khỏe tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn hãy bổ sung thêm những thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa và vitamin C bao gồm như các loại trái cây, rau và nước ép.

Giữ cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách cân bằng Cortisol

Dưới đây là một số biện pháp giúp cân bằng lượng Cortisol khi bị thiếu Cortisol trong cơ thể mà bạn có thể tham khảo:

  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
  • Tăng lượng protein.
  • Tránh căng thẳng quá mức.
  • Uống cà phê, trà.
  • Hạn chế nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Uống viên vitamin C.

Để giảm mức độ cao của hormone Cortisol thì hãy áp dụng cách sau:

  • Thư giãn cơ.
  • Thiền tĩnh tâm
  • Phương pháp của y học cổ truyền.
  • Giảm cân, uống dầu cá
  • Dùng corticosterone.
  • Liệu pháp thay thế testosterone.
  • Sử dụng các chất bổ sung trong thể thao – thuốc ức chế hormone.

Như vậy có thể thấy Cortisol có chức năng rất quan trọng trong cơ thể, để duy trì sự sống trong mỗi người. Do vậy các bạn cần phải có biện pháp để duy trì sự cân bằng lượng hormone này để đảm bảo mọi hoạt động và chức năng. Hãy thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn để đảm bảo cân bằng Cortisol. Chúc bạn sức khỏe!