Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Heparin sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao?


Thuốc Heparin sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao? Đó có lẽ sẽ là thắc mắc của nhiều độc giả. Nhằm giải đáp những thắc mắc đó chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về thuốc Heparin. Mời  các bạn cùng đón đọc!!!

Thuốc Heparin thuộc nhóm thuốc tim mạch.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

Thành phần: Heparin sodium.

1. Công dụng của thuốc Heparin 

Heparin là một loại thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông. Sử dụng Heparin để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi.

Thuốc thường được sử dụng trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu.

Tuyệt đối không dùng thuốc để rửa catheter tĩnh mạch.

Ngoài ra thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định hỗ trợ điều trị trong các trường hợp khác không được liệt kê ở trên. Hãy hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

thuoc-heparin
Thuốc Heparin sử dụng theo những đường nào?

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Heparin

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Heparin có thể được dùng theo đường tiêm dưới da hoặc vào tĩnh mạch qua đường tĩnh mạch.

Không nên tự tiêm mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế để có cách dùng đúng và liều lượng chuẩn.

Quan sát ống tiêm trước khi được dùng, nếu thấy  ống chứa dung dịch tiêm có dấu hiệu biến  đổi về màu sắc hoặc vẩn đục thì nên bỏ, hạn chế tối đa những tác hại do ảnh hưởng từ chất lượng của thuốc.

Heparin có thể chuyển từ dạng tiêm thành dạng uống. Có những trường hợp sẽ cần phải sử dụng đồng thời cả dạng tiêm và uống để rút ngắn thời gian điều trị.

Tuân thủ theo chỉ định của những người có năng lực chuyên môn để quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn.

Nếu thấy bệnh tình có chuyển biến xấu khi đang điều trị bằng Heparin thì nên thông báo cho thầy thuốc biết để có hướng điều chỉnh phù hợp hơn với người bệnh.

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp truyền tĩnh mạch liên tục cho người bị tắc nghẽn mạch máu

* Dạng thuốc truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng khoảng 5000 đơn vị/ lần, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng  tiêm tĩnh mạch một liều 80 đơn vị/ lần. Sau đó bạn có thể cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 18 đơn vị/ kg trọng lượng cơ thể/ giờ.

* Dạng  thuốc tiêm dưới da

  • Sử dụng 17500 đơn vị tiêm dưới da, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng dùng nên được điều chỉnh  để duy trì.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị tắc nghẽn mạch máu

  • Sử dụng 5000 đơn vị để tiêm dưới da, khoảng cách giữa các liều dùng 8 – 12 giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị bệnh thuyên tắc phổi

* Dạng thuốc truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng khoảng 5000 đơn vị/ lần, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng  tiêm tĩnh mạch một liều 80 đơn vị/ lần. Sau đó bạn có thể cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 18 đơn vị/ kg trọng lượng cơ thể/ giờ.
  • Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đã thuyên tắc phổi: dùng liều ban đầu là truyền tĩnh mạch lớn hơn 10000 đơn vị và sau đó dùng liều 1500 đơn vị/ giờ.

* Dạng thuốc tiêm dưới da

  • Sử dụng 17500 đơn vị, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Dùng trong trường hợp cho người bị nhồi máu cơ tim

* Dạng truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, sau đó là 1000 đơn vị/ giờ theo đường truyền tĩnh mạch liên tục.

Dùng trong trường hợp cần điều trị cho người bị đau thắt ngực

* Dạng truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, sau đó là 1000 đơn vị/ giờ theo đường truyền tĩnh mạch liên tục.

Dùng trong trường hợp điều  trị chống đông máu cho phụ nữ khi mang thai

  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị bệnh huyết khối, huyết khối tắc mạch

  • Sử dụng 1000 đơn vị/ ml cho liều ban đầu, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Liều lượng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp trẻ bị huyết khối, huyết khối tắc mạch

  • Nhóm trẻ sơ sinh: Sử dụng 10 đơn vị/ ml, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.
  • Nhóm trẻ em: Sử dụng 100 đơn vị/ml, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Các trường hợp trẻ mắc bệnh có liều dùng cụ thể ra sao nên tham khảo  ý kiến của bác sĩ trước khi bạn có ý định cho trẻ dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bậc phụ huynh  không được tự ý cho trẻ uống khi chưa có chỉ định từ thầy thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Heparin

Thuốc Heparin có thể gây ra một số những tác dụng phụ cho người bệnh như:

  • Vị trí tiêm truyền có cảm giác đau, sưng. Nghiêm trọng hơn thì có thể bị mưng mủ.
  • Ở chân bị ngứa nhẹ.
  • Da đổi màu xanh.

Tác dụng phụ nguy hiểm hơn tuy nhiên hiếm gặp;

  • Cơ thể bị suy nhược. mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ.
  • Đau tức ngực và có cảm giác khó thở.
  • Thị lực cũng bị ảnh hưởng.
  • Sưng và đau nhức ở một bên chân hoặc hai bên chân.
  • Có các triệu chứng của cảm cúm: sốt kèm theo chảy nước mũi, nước mắt.

Đa số những tác dụng phụ ít nguy hiểm thì sẽ đều thuyên giảm dần nếu kết thúc quá trình điều trị. Còn với những tác dụng phụ với diễn biến nghiêm trọng và xảy ra trong thời gian dài cần tuyệt đối lưu ý và theo dõi hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử lý kịp thời.

thuoc-heparin
Người dùng cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bằng  Heparin hay không?

4. Tương tác thuốc

Heparin có thể xảy ra tương tác với những loại thuốc điều trị khác. Để có một quá trình điều trị bằng thuốc Heparin diễn ra an toàn, hãy hỏi thầy thuốc những loại có thể xảy ra tương tác với thuốc Heparin. Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc:

  • Digoxin (digitalis, Lanoxin, Lanoxicaps).
  • Hydroxychloroquine (Plaquenil, Quineprox).
  • Thuốc chống đông máu khác như warfarin.
  • Ibuprofen (Advil, Motrin).
  • Salicylates như aspirin, Kaopectate, KneeRelief, Pamprin Cramp Formula, Pepto-Bismol, Tricosal, Trilisate và những thuốc khác.
  • Dipyridamole (Persantine).
  • Thuốc trị cảm lạnh, dị ứng, hoặc thuốc ngủ (Allerest, Benadryl, Chlor-Trimeton, Dimetapp, Sominex, Tylenol PM và những loại khác ).
  • Thuốc lá nicotine, kẹo cao su, viên ngậm, miếng dán da;
  • Indomethacin  (Indocin).
  • Thuốc kháng sinh như , doxycycline (Adoxa, Ampodox,  Avidoxy, Foraxyl, Doryx, Oracea, Vibramycin), minocycline (Dynacin, Minocin, Solodyn).
  • Nitroglycerin (Nitro Dur, Nitrolingual, Nitrostat, Transderm Nitro và những loại khác);

- Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc, đặc biệt như:

  • Vừa mới trải qua hoặc đang trong quá trình chuẩn bị cho một ca phẫu thuật lớn (mắt, não, cột sống..).
  • Rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nặng hoặc bất thường.
  • Mắc các vấn đề về chảy máu, giảm tiểu cầu trong máu.
  • Có bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày hoặc ruột.
  • Bị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
  • Người bệnh thường xuyên bị tăng huyết áp, giai đoạn nặng.
  • Có các bệnh lý về gan.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Heparin

Có một số điều người dùng cần lưu ý như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để tránh gây hại đến sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ cho người dùng nên những trường hợp cần tập trung cao độ trong công việc như người thường xuyên phải lái xe, vận hành máy móc… nên cân nhắc kỹ thời gian sử dụng để tránh những tác hại không đáng có.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc có một nồng độ tiểu cầu thấp mà không thể ngừng lại. Hoặc trường hợp trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc bị sốt hãy nhiễm trùng, xét nghiệm rút tủy sống, phẫu thuật… các vấn đề sức khỏe khác để có các thay đổi trong liệu pháp điều trị cho phù hợp hơn.
  • Hút thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của thuốc nên bạn không hút thuốc khi đang trong quá trình điều trị. Ngoài ra có những loại thức ăn, đồ uống gây tương tác với thuốc. Hãy hỏi các chuyên viên y tế để biết thêm về thông tin này.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người mẫn cảm hoặc có các vấn đề dị ứng với những thành phần của thuốc.
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu khi dùng heparin hoặc pentosan.
  • Trường hợp bị tổn thương cơ quan và có khả năng chảy máu.
  • Viêm nội mạc nhiễm khuẩn cấp.
  • Bị xuất huyết não.

Thông tin về Thuốc Heparin ở trên đã được  các chuyên gia là bác sĩ đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ để các bạn cùng tham khảo. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định cuả các dược sĩ, bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để giúp mang lại hiệu quả cao/.