Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc acetylcysteine có tác dung gì? Những lưu ý trong thời gian sử dụng


Thuốc acetylcysteine có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Hiểu được những lo lắng đó thì các dược sĩ của các trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội sẽ giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn tham khảo nhé?

Thuốc acetylcysteine có tác dụng gì?

Thuốc Acetylcystein là một loại thuốc giải độc với những bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol. Bên cạnh đó thuốc còn được sử dụng để điều trị tiết dịch đàm ở những bệnh nhân bị mắc bệnh phổi khác nhau ví dụ như: viêm phế quản, khí phế thũng mãn tính, bệnh hen phế quản hay bệnh viêm phổi.

Thuốc Acetylcystein có tác dụng gì?

>>Xem thêm: Thuốc Corticoid có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng thuốc

Thực chất thuốc Acetylcystein nằm trong nhóm thuốc long đàm, có tác dụng làm loãng chất nhầy đồng thời khiến cho chúng dễ đi qua phổi hơn.

Thuốc acetylcysteine có những dạng và hàm lượng nào?

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc acetylcysteine với hàm lượng acetylcystein 200mg/gói. Bên cạnh đó acetylcysteine còn được báo chế dưới dạng khá và có hàm lượng sau:

  •         Thuốc acetylcysteine dạng viên nang, thuốc uống: 100mg, 200mg
  •         Thuốc acetylcysteine dạng bột, thuốc uống: 100mg, 200mg
  •         Thuốc acetylcysteine dạng dung dịch: 10% (100 mg/mL), 20% (200 mg/mL).

Hướng dẫn cách dùng thuốc acetylcysteine hiệu quả, an toàn

Cách dùng thuốc acetylcysteine

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc acetylcystein theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng với liều lượng và tần suất cao hơn hay ít hơn. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ.

Do vậy nếu như người bệnh được sử dụng thuốc acetylcysteine thì bạn hãy chắc chắn rằng phải nắm được đầy đủ về thông tin và cách sử dụng thuốc.

Trong thời gian sử dụng thuốc acetylcystein, người bệnh cần phải cố gắng ho ra dịch nhầy. Nếu không ho được thì người bệnh cần phải hút chúng ra. Bởi nó sẽ giúp ngăn nhiều dịch nhờn hình thành trong phổi hơn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần quan tâm thì hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp nhé.

Liều dùng thuốc acetylcysteine an toàn

Mỗi loại thuốc đều có cách dùng và liều dùng khác nhau. Do vậy để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên tham khảo theo sự chỉ định của bác sĩ để được sử dụng theo yêu cầu. Trên thực tế thì liều dùng thuốc acetylcysteine  còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và thời gian sử dụng. Do vậy hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc acetylcysteine cho người lớn là gì?

  • Đối với thuốc acetylcysteine dạng hít

Tác dụng làm mỏng hoặc làm tan dịch nhầy phổi:

Mỗi lần sử dụng 3-5 ml dung dịch thuốc acetylcysteine 20% hoặc thay thế bằng 6 đến 10 ml dung dịch 10% dùng. Mỗi ngày nên sử dụng 3-4 lần. Những loại thuốc này được hít vào sẽ phải sử dụng qua một mặt nạ, ống ngậm, hoặc phẫu thuật mở khí quản.

Khi hít dung dịch 10 hay 20%  chúng được xem như một màn sương dày trong một mặt nạ.

Bên cạnh đó có thể đặt các dung dịch 10 hay 20% trực tiếp vào khí quản hoặc sử dụng thông qua một ống thông vào khí quản trong những điều kiện nhất định.

Dùng trong các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý phổi:

Mỗi lần có thể dùng 1-2 ml dung dịch 20% hoặc thay thế bằng 2-4 ml dung dịch 10% hít vào. Bên cạnh đó có thể đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần trước khi người bệnh làm xét nghiệm.

Liều dùng thuốc acetylcysteine cho trẻ em

  • Với thuốc acetylcysteine dạng hít

Dùng để làm mỏng hoặc làm tan dịch nhầy ở bệnh phổi:

Người bệnh có thể được dùng 3-5 ml dung dịch 20% hoặc có thể thay thế bằng 6 đến 10 ml dung dịch 10%. Dung dịch này được sử dụng trong một dụng cụ phun ba hay bốn lần mỗi ngày. Cũng giống như trên thì những loại thuốc này được hít vào thông qua một mặt nạ, ống ngậm, hay được phẫu thuật mở khí quản.

Dung dịch 10 hay 20%  được sử dụng như hình thức hít vào giống như một màn sương dày trong một mặt nạ.

Còn một số trường hợp có thể được dùng dung dịch 10 hay 20% khi đặt trực tiếp vào khí quản hoặc có thể sử dụng thông qua một ống thông vào khí quản nếu ở điều kiện nhất định.

Thuốc acetylcysteine được sử dụng trong những xét nghiệm chẩn đoán bệnh phổi:

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng 1-2 ml dung dịch 20% hoặc có thể thay thế bằng 2-4 ml dung dịch 10% theo hình thức hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản hai đến ba lần trước khi làm xét nghiệm.

Thuốc acetylcysteine gây ra tác dụng phụ gì?

Thuốc acetylcysteine cần có những lưu ý khi sử dụng

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Và thuốc acetylcysteine cũng vậy. Theo đó thì người bệnh cần phải được chỉ định dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.

Cụ thể người bệnh cần phải lưu ý những tác dụng phụ sau như: buồn nôn hoặc nôn mửa, viêm miệng, sốt, chảy nước mũi, tức ngực, buồn ngủ, lạnh run, hoặc có thể bị co thắt phế quản. Tuy nhiên thì tình trạng co thắt phế quản có thể xảy ra không thường xuyên và không dự đoán trước được nhất là với cả những bệnh nhân bị hen phế quản hoặc bị viêm phế quản kết hợp.

Hiếm xảy ra tình trạng người bệnh bị phản ứng mẫn cảm với thuốc acetylcystein. Trên thực tế thì vẫn chưa có báo cáo nào về tình trạng phản ứng, mẫn cảm này qua các xét nghiệm. Thế nhưng các bác sĩ chuyên khoa có ghi nhận về phản ứng quá mẫn, nhất là người có tiền sử phát ban da nếu có sử dụng thuốc acetylcysteine thường xuyên và kéo dài.

Những báo cáo về tình trạng kích ứng khí quản hay phế quản có thể được đi nhận nếu như xảy ra tình trạng ho ra máu với những bệnh nhân dùng acetylcystein. Nghiên cứu cho thấy thì tình trạng này không hề hiếm gặp ở những người bệnh bị  phế quản.

Acetylcystein được biết là một chất giải độc cho việc sử dụng quá liều acetaminophen (paracetamol).

Khi sử dụng thuốc acetylcystein với liều uống thì người bệnh nên chú ý không nên dùng liều lượng cao để điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều acetaminophen. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bị buồn nôn, ói mửa đồng thời gây ra những triệu chứng tiêu hóa khác. Rất hiếm khi có thể xảy ra tình trạng bị phát ban có hoặc không kèm theo sốt nhẹ.

Tùy cơ địa mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng và biểu hiện tác dụng phụ khác nhau, và không phải ai cũng gặp tình trạng trên. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ chưa được kể đến trên đây, bởi vậy người bệnh cần báo cho bác sĩ về tất cả những triệu chứng bất thường có thể xảy ra.

Trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc acetylcysteine?

Trường hợp không nên dùng acetylcysteine dạng dung dịch:

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc acetylcystein.
  • Báo cho bác sĩ về bất kỳ những bất thường nào trong cơ thể khi dùng thuốc
  • Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Thuốc acetylcysteine có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc acetylcysteine  có thể tương tác với bất kỳ một loại thuốc khác có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng tương tác thuốc này có thể khiến làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc đồng thời làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo trong thời gian sử dụng thuốc acetylcysteine thì người bệnh cần phải báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc bổ, vitamin…Trong một số trường hợp thì người bệnh sẽ được chỉ định liều dùng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau.  Qua đó sẽ hạn chế được sự tương tác của thuốc. Hãy đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc sau:

  •         Carbamazepine;
  •         Nitroglycerin.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc acetylcysteine?

Tình trạng sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng trong thời gian sử dụng thuốc acetylcysteine. Theo đó thì người bệnh cần phải lưu ý khi dùng chung với các loại thuốc sau:

  •         Bệnh hen suyễn
  •         Giảm khả năng ho

Trên đây là những thông tin liên quan về thuốc acetylcysteine và cách sử dụng an toàn, nếu như bạn có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Lưu ý thông tin về thuốc acetylcysteine trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế được chỉ định của các bác sĩ.