Corticoid thường được chỉ định dùng trong các trường hợp với mục đích chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng. Thuốc có tác dụng tức thì tuy nhiên thì khá nhiều người hiện đang lạm dụng các thuốc này gây ra hậu quả nghiêm trọng. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng và liều dùng thuốc Corticoid an toàn, hiệu quả nhé.
Corticoid là gì?
Thuốc Corticoid là một loại thuốc kháng viêm thường được các bác sĩ chỉ định điều trị ở nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó thuốc Corticoid còn được dùng để điều trị tương đương như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận.
>>Xem thêm: Thuốc Silymarin có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng thuốc Silymarin
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều thuốc chứa corticoid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: dạng hít qua miệng, dạng xịt mũi, dạng viên theo đường uống, dạng dung dịch, thuốc mỡ, kem bôi hoặc gel dùng tại chỗ cho mắt, tai, mũi…và Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ…
Thành phần của các loại corticoid hiện nay bao gồm: fluticasone, hydrocortisone, prednisolone, clobetasone, prednisone, beclomethasone, methylprednisolone, triamcinolone, betamethasone, dexamethasone, budesonide...
Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thì người bệnh không nên tự ý mua thuốc corticoid về dùng mà không theo chỉ định của bác sĩ bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng
Thuốc corticoid có tác dụng gì?
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch thì thuốc Corticoid thường được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lý khác nhau bao gồm:
- Điều trị một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hay bệnh Crohn…Những bệnh này thường liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể . Hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào cơ thể.
- Bệnh nhân bị Hen phế quản hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Cơn gút cấp
- Người gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn: thuốc corticoid thường được chỉ định dùng chung với một số loại thuốc khác nhằm phòng ngừa tình trạng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư
- Có thể sử dụng trong trường hợp thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể người bệnh không tự sản xuất đủ các hormone này.
- Dự phòng thải ghép: thuốc corticoid có thể được dùng chung với các thuốc khác nhằm dự phòng hệ miễn dịch tấn công đến các cơ quan trong cơ thể vừa được ghép như gan, thận…
- Người xuất hiện một số phản ứng dị ứng nặng: có thể dùng thuốc corticoid để giảm triệu chứng tức thì
- Điều trị một số bệnh ngoài da như vảy nến, eczema, phát ban, hay bị kích ứng nhẹ do côn trùng đốt...
Cách sử dụng thuốc corticoid như thế nào?
Thuốc Corticoid có nhiều dạng, mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác nhau. Theo đó thì người bệnh nên tham khảo cách dùng trên bao bì sản phẩm hoặc những hướng dẫn ngay sau đây. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là tốt nhất nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị bệnh kịp thời nhé.
Với thuốc Corticoid dạng uống: nên dùng chung với thức ăn để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày.
Không nên ngừng thuốc đột ngột trường hợp bạn đang dùng corticoid trong một thời gian dài. Bởi tình trạng này có thể khiến bạn gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí nó có thể đe dọa tính mạng. Bạn nên báo cho bác sĩ nếu muốn ngưng thuốc để các bác hướng dẫn bạn cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn. Thường thì bạn sẽ giảm trong vài tuần nhằm giúp cơ thể có đủ thời gian khôi phục lại khả năng sản xuất hormone tự nhiên
Với corticoid dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ dùng ngoài da: Người bệnh chỉ nên lấy một lượng nhỏ đủ để thoa đều vùng da bị bệnh. Việc này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ hấp thụ quá nhiều thuốc vào trong cơ thể và có thể gây tác dụng phụ. Sau khi bôi thuốc không nên bôi lại hoặc tránh bôi thuốc vào vùng da trầy xước, không lành lặn hay các vùng da thường xuyên bị cọ xát.
Corticoid dạng hít thường không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể xảy ra một số tác dụng phụ như nấm miệng, khàn giọng. Tuy nhiên điều này có thể được kiểm soát nếu như bạn thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.
Các tác dụng phụ của corticoid là gì ?
Theo nghiên cứu thì thuốc corticoid nếu sử dụng trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần) thì thường sẽ không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên thì một số trường hợp vẫn có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng.
Thường thì khi bạn sử dụng thuốc Corticoid kéo dài hay ngắn ngày nhưng lặp lại nhiều lần thì gây ra tác dụng phụ. Và nhất là khi bạn sử dụng liều càng cao thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Do vậy trường hợp bệnh mãn tính cần điều trị bằng corticoid trong thời gian dài, thì các bác sĩ vẫn có thể cân nhắc sử dụng liều thấp nhất để vừa kiểm soát được các triệu chứng mà ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp nhất để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Dưới đây là những triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Corticoid kéo dài như sau:
- Loãng xương
- Chậm lớn ở trẻ em
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glocom
- Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím
- Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
- Tăng huyết áp
- Tăng đường huyết
- Hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ)
Nguy hiểm hơn cả là trường hợp nếu dùng thuốc corticoid trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ teo tuyến thượng thận bởi nó khiến cho tuyến này phụ thuộc vào thuốc và sẽ ngừng hoạt động. tất nhiên khi đó nó sẽ không còn duy trì chức năng bài tiết hormone bình thường nữa.
Do vậy, nếu bạn cần dùng corticoid trong thời gian dài, bạn nên tái khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các tác dụng phụ (nếu có)
Tương tác thuốc Corticoid
Cũng như một số thuốc khác, thuốc Corticosteroid khi dùng đồng thời với một số loại thuốc có thể gây tương tác làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, và thay đổi cơ thể hoạt động của thuốc. Nhất là khi bạn dùng chung với các thuốc sau:
- Nhóm thuốc Acemetacin, Aceclofenac, Etodolac thường dùng để giảm đau các bệnh xương khớp
- Aldesleukin, Ceritinib, Doxorubicin thường được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh ung thư.
- Amtolmetin Guacil, Clonixin, Dipyrone, Choline salicylate thường được sử dụng trong điều trị với mục đích giảm đau, hạ sốt, chống viêm).
- Ketoprofen, Clarithromycin thường được chỉ định trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
- Diclofenac thường được chỉ định điều trị cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Etravirine, Indinavir nhằm kiểm soát HIV.
- Fentanyl được sử dụng trong những trường hợp trước khi gây mê.
- Idelalisib chỉ định điều trị bệnh bệnh bạch cầu hay lymphocytic mãn tính.
Thuốc Corticosteroid còn có thể tương tác với một số loại thuốc khác chưa được kể đến trên đây. Do vậy nếu bạn có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bao gồm cả vitamin, thảo dược, thuốc kê đơn…thì cũng nên báo cho bác sĩ để được chỉ định liều điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về thuốc Corticosteroid hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!