Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng phụ của thuốc Combilipid peri injection cần biết


Khi sử dụng thuốc Combilipid peri injection để chữa bệnh có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết và chú ý đề phòng, bảo vệ sức khỏe.

>>> Clarityne là thuốc gì? Có thể dùng để điều trị viêm mũi dị ứng không?

>>> Thuốc Carwin HCT: công dụng và liều dùng cho từng trường hợp

Combilipid peri injection có tác dụng gì?Combilipid peri injection có tác dụng gì?

Thành phần của Combilipid peri injection

Liệt kê các thành phần của thuốc Combilipid peri injection cho 1 túi 1440ml hoặc 1920ml:

  • L-Threonine 1,7 g hoặc 2,2 g
  • L-Tryptophan 0,57 g hoặc 0,76 g
  • L-Tyrosine 0,069 g hoặc 0,092 g
  • L-Valine 2,2 g hoặc 2,9 g
  • Calci clorid 0,22 g hoặc 0,30 g
  • Natri glycerophosphat 1,5 g hoặc 2,0 g
  • Magie sulfat 0,48 g hoặc 0,64 g
  • Kali clorid 1,8 g hoặc 2,4 g
  • L-Leucine 2,4 g hoặc 3,2 g
  • Lysine 2,7 g hoặc 3,6 g
  • Natri axetat 1,5 g hoặc 2,0 g
  • Dầu đậu nành tinh khiết 51 g hoặc 68 g
  • Glucose 97 g hoặc 130 g
  • L-Alanine 4,8 g hoặc 6,4 g
  • L-Arginine 3,4 g hoặc 4,5 g
  • L-Aspartic acid 1 g hoặc 1,4 g
  • L-Glutamic acid 1,7 g hoặc 2,2 g
  • L-Glycine 2,4 g hoặc 3,2 g
  • L-Histidine 2,0 g hoặc 2,7 g
  • L-Isoleucine 1,7 g hoặc 2,2 g
  • L-Methionine 1,7 g hoặc 2,2 g
  • L-Phenylalanine 2,4 g hoặc 3,2 g
  • L-Proline 2,0 g hoặc 2,7 g
  • L-Serine 1,4 g hoặc 1,8 g

Tương ứng với:

  • Chất béo 51 g
  • Carbonhydrate 97g
  • Amino acid 34g
  • Nitrogen 5,4g
  • Tổng năng lượng cung cấp:1000 kCal

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc

Tác dụng của Combilipid peri injection:

  • Cung cấp dưỡng chất cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn qua đường tĩnh mạch
  • Một số công dụng khác có thể đã được nghiên cứu và chứng minh nhưng chưa được liệt kê trên hướng dẫn dùng thuốc này.

Chống chỉ định dùng thuốc Combilipid peri injection:

  • Dị ứng với trứng, sữa đậu nành, lạc
  • Mẫn cảm với các thành phần khác của thuốc
  • Bệnh nhân có hàm lượng lipid trong máu cao
  • Những bị suy gan, suy thận nặng
  • Người bị đông máu nặng
  • Rối loạn chuyển hóa chất amino bẩm sinh
  • Shock cấp tính
  • Đường huyết tăng, nhu cầu cao hơn 6 đơn vị insulin/ giờ.
  • Nồng độ các chất điện giải cao
  • Không dùng với dạng tiêm tĩnh mạch trong điều trị phù phổi, mất nước
  • Hội chứng tăng sinh bạch cầu
  • Đái tháo đường,
  • Nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng, hôn mê
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người đang hoặc sắp phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật nha khoa

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Combilipid peri injection có tốt không?Tiêm Combilipid peri injection để cung cấp dưỡng cần thận trọng

Tác dụng phụ khi dùng Combilipid peri injection  là gì?

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Combilipid peri injectionmà người bệnh có thể gặp phải:

  • Sốt cao kèm theo ớn lạnh, run rẩy, buồn nôn
  • Tăng enzym trong gan
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Quá mẫn rất nặng, nổi mề đay, phát ban khắp cơ thể
  • Mắc bệnh hô hấp trên, tăng hoặc giảm huyết áp
  • Tan huyết, tăng hồng cầu
  • Đau bụng kéo dài, cường dương
  • Mắc hội chứng quá tải chất béo (tăng lipid, phì đại gan, giảm bạch cầu, thiếu máu, hôn mê,...), nhất là khi dùng quá liều.

Cách dùng và liều lượng sử dụng

Cách sử dụng

Dùng theo đường tiêm, chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ, những người có chuyên môn

Không dùng thấp hoặc quá liều hoặc dùng trong thời gian quá dài so với quy định

Liều dùng

Liều dùng thuốc Combilipid peri injection tham khảo:

  • Đối với người lớn: khoảng 0,1-0,15g nitơ/kg thể trọng/ngày; có thể điều chỉnh tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Đối với trẻ em: Chưa được nghiên cứu và xác định; hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Lưu ý khi dùng Combilipid peri injection

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc
  • Theo dõi quá trình chuyển hóa chất béo bằng cách liên tục đo nồng độ  triglyceri sau 5 - 6 giờ, đảm bảo chất này không quá 3 mmol/l trong suốt quá trình truyền.
  • Chọn đúng loại túi, thể tích cũng như thành phần của các chất trong đó. Riêng với trẻ em, thể tích có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa chuyển hóa. Sau khi trộn, mỗi túi chỉ được dùng một lần.
  • Trước khi bắt đầu tiêm truyền, cần điều chỉnh nếu có rối loạn chất điện giải, mất cân bằng nước.
  • Theo dõi những dấu hiệu phản ứng ban đầu, dừng tiêm truyền ngay nếu thấy gì bất thường. Ngoài ra, cần tuân thủ những khuyến cáo về nhiễm khuẩn chéo khi thực hiện các thao tác với kim tiêm.
  • Thận trọng nếu khả năng chuyển hóa chất béo kém do suy thận, viêm tụy cấp, thiểu năng chức năng gan, tuyến giáp, nhiễm trùng, đái tháo đường,... Nếu đang mắc các bệnh này thì bắt buộc phải kiểm tra và theo dõi nồng độ triglyceride trong huyết tương. Bên cạnh đó, với bệnh nhân suy thận, cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ phosphat và kali trong máu.
  • Theo dõi nồng độ chất glucose, các chất điện giải và áp suất thẩm thấu thường xuyên; cân bằng nước, enzym gan trong máu.
  • Kiểm tra công thức máu và thời gian đông máu trước vài ngày khi tiêm truyền chất béo này.
  • Vẫn phải bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng từ nguồn thực phẩm tự nhiên
  • Thành phần chất béo trong COMBILIPID PERI đôi khi sẽ làm cản trở đến các hoạt động xét nghiệm khác do thời gian giải phòng lâu.
  • Thành phần đậu nành và trứng dễ gây dị ứng
  • Nguy cơ tăng thải trừ qua nước tiểu và các yếu tố vi lượng, nhất là kẽm
  • Có thể gây phù phổi, suy tim xung huyết với những người bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, họ có thể bị giảm nồng độ các chất Kali, Phốt pho. Vì thế cần thận trọng, nên tiến hành chậm và theo dõi sát sao để điều chỉnh hàm lượng nước, vitamin, khoáng chất và các chất điện giải khác.
  • Nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng,...có thể xảy ra.

Tương tác thuốc

Không dùng đồng thời thuốc này với những thuốc sau đây:

  • Heparin vì có thể làm tăng phân giải chất béo dẫn đến tăng thải triglyceride.
  • Insulin mặc dù chưa được nghiên cứu những tác dụng phụ khi dùng cùng lúc với nhau.
  • Dầu đậu nành, nhất là những loại dầu có chứa vitamin K tự nhiên, vì sẽ tác động đến quá trình đông máu,...

Ngoài ra, còn có nhiều loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc này gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu đang hoặc mới dùng thuốc gì trong thời gian gần đây, kể cả những thực phẩm chức năng tự nhiên. Tất cả những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/